Nữ sinh tên Nguyễn Thị Trâm (đang theo học tại trường THPT Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) bị đánh hội đồng. Ảnh internet.

Tháng 5.2015, cũng tại Thanh Hóa, nữ sinh Trương Thị Lan (học sinh lớp 9, trường THCS Quảng Tiến, Thị xã Sầm Sơn) đã bị một nữ sinh tên Quỳnh đang theo học tại trường THCS Bắc Sơn (Thị xã Sầm Sơn) sử dụng mũ bảo hiểm đánh tới tấp vào người, và một nữ sinh khác sử dụng điện thoại quay clip đăng tải lên các trang mạng.

Nguyên nhân Quỳnh đánh Lan là nghe một bạn khác bảo Lan nói xấu Quỳnh, sau đó Quỳnh đăng status thách thức trên Facebook, mặc dù Quỳnh và Lan không hề quen biết nhau.

Lê Thanh Tùng (sn 1996, quê ở Thành phố Lào Cai), đang theo học tại trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, bị tạt axit vào lúc nửa đêm được điều trị tại bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội). Ảnh internet.

Bạo lực học đường đã và đang trở thành nỗi lo lắng, ám ảnh của nhiều gia đình, phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội bởi tính nghiêm trọng mà thực trạng gây ra. Thiết nghĩ, cần có một bài toán để “đặc trị” bạo lực học đường mạnh hơn nữa; xiết chặt hơn nữa sự tương tác giữa gia đình và nhà trường, nhà trường và lực lượng chức năng để các em học sinh sớm nhận thức được những hậu quả khôn lường phải gánh chịu.

Tên các nhân vật đã được thay đổi.

Lao Động