Nông thôn mới

Xã Kỳ Thượng phát triển vùng chè nguyên liệu

Để đưa cây chè công nghiệp trở thành cây chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo, trong những năm gần đây, xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh đang triển khai vững chắc đề án phát triển chè công nghiệp, nhằm tạo thành vùng hàng hóa tập trung của địa phương.

Ảnh: Kỳ Thượng phát triển các vùng chè nguyên liệu.
        Với mục tiêu mở rộng diện tích trồng chè, nâng cao sản lượng và tính cạnh tranh mặt hàng chè thông qua sản xuất theo chuỗi giá trị, đạt chất lượng cao, sản phẩm an toàn đạt VietGAP, tạo liên kết với thị trường nâng cao thu nhập cho bà con nông dân góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Từ khi có chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện và cây chè được giá, người dân Kỳ Thượng đã hăng hái mở rộng thêm diện tích trồng chè công nghiệp, nghề trồng chè giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi của địa phương.
Điển hình như hộ gia đình chị Lê Thị Xuân ở thôn Tiến Quang có gần 1ha. Khi có chủ trương trồng chè công nghiệp, gia đình chị đã được hỗ trợ vay vốn, cấp giống, được hướng dẫn kỷ thuật làm đất, bón phân, chăm sóc, thu hái…Theo quy trình thu hái, mỗi năm 1ha cho thu hoạch 5,5 tấn chè búp tươi,
Được sự hỗ trợ của dự án CIDA, năm 2015, xã Kỳ Thượng đã triển khai mô hình “Chuỗi sản phẩm chènhằm đưa chuỗi sản phẩm chè phát triển có hiệu quả và bền vững Tiểu ban quản lý  Dự án Trung tâm Khuyến nông tiếp tục hỗ trợ một số hoạt động như mở rộng diện tích trồng mới, hỗ trợ một số trang thiết bị phục vụ sản xuất và thu hái, thành lập tổ dịch vụ bảo vệ thực vật và hỗ trợ trang thiết bị máy móc cho tổ hoạt động nhằm kiểm soát chất lượng chè búp tươi. Đặc biệt hướng tới xây dựng giá trị khác biệt cho sản phẩm chè Kỳ Thượng và phát triển đa dạng hóa thị trường đầu ra nhằm đưa sản phẩm chè vươn ra có giá trị cao hơn và thị trường nội địa vào năm 2016 và các năm tiếp theo.
Ảnh: Kiểm tra mô hình trồng chè nguyên liệu ở xã Kỳ Thượng.
     Với hình thức thành lập các tổ hợp tác, người trồng chè được hướng dẫn về kỹ thuật làm đất, chăm bón; cung ứng giống chất lượng cao, hỗ trợ vay vốn không lãi suất để mua phân bón, vật tư, thuốc bảo vệ thực vật.. phù hợp với mô hình, đạt tính kinh tế, giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng tiếp cận với công nghệ, nguồn lực sản xuất và thị trường mới, tăng vị thế khả năng cạnh tranh, nâng cao năng lực về tố chức và kiến thức nhờ vào sự chia sẽ kinh nghiệm, rủi ro trong nhóm. Liên kết giữa nông dân với nhau để đáp ứng nhu cầu thị tường tốt hơn, nông dân mới có thể cung cấp sản phẩm đủ lớn về số lượng, đồng đều về chất lượng, kịp thời gian cho đối tác thu mua. Mặt khác, với hình thức sản xuất này thì nông dân mới có khả năng quản lý về chất lượng sản phẩm để tăng giá trị, tiến đến xây dựng thương hiệu cho ản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đối với các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, tạo điều kiện giúp bà con nông dân liên kết có hiệu quả với các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, cũng như được giao lưu, học tập, trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống. Với việc liên kết tiêu thụ sản phẩm với Công ty Cổ phần chè Hà Tĩnh, Xí nghiệp Chè 12/9 đã giúp người nông dân ổn định sản xuất, trung bình một người dân có thể hái được từ 50 – 60 kg chè búp tương tương 400 – 450 ngàn đồng, thời gian tới khi diện tích chè trồng mới cho sản phẩm sẽ là nguồn thu nhập chính cho người dân Kỳ Thượng.
Ảnh: Bà con nông dân Kỳ Thượng thu hái chè nguyên liệu.
           Từ năm 2012 lại nay, xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh trồng mới từ 15 – 20 ha, phong trào trồng chè ở đây ngày một phát triển mạnh, trở thành cây mũi nhọn xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế. Thành công bước đầu từ mô hình trồng cây chè công nghiệp đã làm thay đổi nhận thức của người dân về phương thức sản xuất theo chuỗi giá trị, sản xuất gắn với thị trường, việc ứng dụng các quy trình sản xuất, bảo quản, chế biến sau thu hoạch, góp phần thúc đẩy các vùng sản xuất chè có quy mô và bền vững đáp ứng  yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng năng suất lao động, đảm bảo đúng lịch thời vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất cho các hộ dân trên địa bàn xã Kỳ Thượng.

Tác giả bài viết: Thúy Nga, Anh Đức/Kỳ Anh

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP