Vũ Quang

Vũ Quang: Hàng trăm hộ dân thấp thỏm bên "miệng hà bá"

Hàng ngàn mét vuông đất bị cuốn trôi theo dòng sông mỗi năm. Tình trạng sạt lở dọc con sông Ngàn Trươi đoạn qua địa phận xã Ân Phú, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), đã đẩy hàng chục hộ dân nơi đây rơi vào cảnh không đất sản xuất, hàng trăm hộ luôn trong tình trạng nơm nớp lo sợ…

Sống chung với sạt lởThôn 1 và thôn 3 xã Ân Phú là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Hằng năm, hàng ngàn m2 đất canh tác của người dân bị cuốn theo dòng nước. Ông Nguyễn Tiến Chương – Trưởng thôn 3 cho biết: “Mỗi năm thôn 3 bọn tui mất chừng 1ha vì sạt lở. Năm mô cũng như vậy, khiến cho diện tích đất sản xuất của người dân bị thu hẹp dần”.

Gia đình anh Phạm Văn Ái ở thôn 3, xã Ân Phú là một trong những gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Gần như toàn bộ diện tích đất vườn nhà anh đã bị trôi theo dòng sông. “Cứ đến mùa mưa lũ, nước sông dâng cao 2m đến 3m cuồn cuộn cuốn trôi tất cả. Năm mô nhà tui cũng bị lở mất 100m2 đến 200m2 đất vườn. Giờ chỉ còn đất để ở nữa thôi. Sống ở đây khổ lắm, chuyển đi thì không được mà ở lại thì nơm nớm lo sợ” – anh Ái cho biết.Diện tích đất vườn nhà anh Ái rộng khoảng 3ha giờ chỉ là những đụn cát lớn, cây bụi mọc um tùm không thể sản xuất được nữa.

Nhiều đoạn kè ở xã Ân Phú vừa hoàn thành đã bị xuống cấp nghiêm trọng.Cũng như gia đình anh Ái, gia đình anh Phạm Thắng ở thôn 5 cũng luôn phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ. Ngôi nhà của gia đình anh Thắng nằm ngay ở mép sông, lại không có hệ thống kè bờ nên năm nào đất của gia đình anh cũng bị sạt lún, nhất là vào mùa mưa lũ. Anh Thắng cho biết: “Trận lụt năm 2010, nước sông dâng lên tới sân, khi nước rút thì tui hoảng hồn khi thấy đất bị sạt vào tới gần nhà. Có những đêm nằm ngủ nghe thấy tiếng đất lở xuống sông ầm ầm mà tui thấy sợ, vừa sợ vừa xót”. Anh Thắng còn cho biết thêm, không chỉ có gia đình anh mà ở thôn 5 còn có hơn 30 hộ đang bị ảnh hưởng hết sức nặng nề. Cứ mỗi mùa mưa lũ đi qua là hàng ngàn mét vuông đất của người dân lại không cánh mà bay.Báo cáo của UBND xã Ân Phú, hiện nay toàn xã có trên 3km bờ sông đang bị sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hơn 400 hộ dân. Hằng năm, hơn 2.000m2 đất bị cuốn trôi khiến cho diện tích đất canh tác của người dân bị thu hẹp dần. Nhiều bất cập trong công tác kè bờ Năm 2010, UBND huyện Vũ Quang đã cho tiến hành xây dựng hề thống kè bờ dọc bờ sông đoạn qua xã Ân Phú và về cơ bản đã xong.

Tuy nhiên, theo nhìn nhận tại khu vực này cho thấy, kè được làm rãi rác, đoạn có đoạn không, nhiều đoạn đang thi công dở dang thì dừng lại, đất đá ngổn ngang, nhiều đoạn vừa làm xong thì bắt đầu bị hư hỏng, xuống cấp, bong phần lõi, các rọ đá bị đỗ xuống sông.

Sạt lở đang đe dọa tới cuộc sống của hàng trăm hộ dân ở xã Ân Phú.Ông Trần Văn Bình – Phó Chủ tịch UBND xã Ân Phú bức xúc: “Khi chưa làm kè, cây cối phòng hộ dọc bờ sông đang còn thì sạt lở còn dự đoán trước được. Còn giờ làm kè cây cối bị chặt hết, kè thì đoạn làm đoạn không nên tình trang sụn lún diễn ra rất phức tạp, không thể lường trước được. Chúng tôi chỉ có chức năng giám sát cộng đồng nên không biết rõ về dự án này”. Được biết, khi tiến hành dự án kè bờ các đơn vị đã cho tiến hành chặt các cây dọc bờ sông để làm kè mà theo người dân đó là hề thống phòng hộ duy nhất từ trước tới nay. Cũng theo ông Bình, khi làm kè đá đáng lẽ đơn vị thi công phải cho nạo vét hết lớp đất bùn ở dưới đáy sông rồi mới tiến hành kè, đằng này, họ lại cho xe đổ đất xuống sông rồi kè đá lên trên. Thế nên, chỉ sau một thời gian ngắn, khi lớp đất bị xói mòn, thì phần kè đã nhanh chóng bị sụt lún, các rọ đá bị bung rơi xuống sông. Không chỉ vậy, khi thi công đoạn kè ở thôn 1 và thôn 3, hai đơn vị thi công là Cty CPXD 68 và Cty CPXD Tiến Đạt đã “trừ” một khoảng không kè dài chừng 600m giữa 2 đoạn mà theo họ là do trong bản thiết kế đoạn này không kè bờ vì cho rằng đây là “đoạn ít có khả năng sạt lở”.

Sau những cơn mưa, hàng chục rãnh hố sâu 3m đến 4m lại xuất hiện.Tuy nhiên, những người dân nơi đây cho biết, do đoạn giữa không được kè đá nên khi nước lũ đổ về đã tạo thành một luồng nước xoáy khiến cho khu vực này bị sạt lở nghiêm trọng. Ông Lê Thanh Yên – Trưởng ban A, huyện Vũ Quang cho biết: “Hiện nay, chúng tôi chưa đủ nguồn vốn để tiến hành kè bờ hết cả con sông. Những điểm đang thi công dở thì dừng lại là do chưa đủ kinh phí”. Và cũng theo ông Yên thì việc kè bờ ở xã Ân Phú về cơ bản là đã xong nhưng điều này trái ngược với thực tế vì vẫn còn nhiều đoạn kè đang bị dừng giữa chừng, nhiều đoạn đang bắt đầu xuống cấp nghêm trọng.Mùa mưa lũ đã cận kề, tính mạng và tài sản của hàng trăm hộ dân nơi đây rồi sẽ ra sao? Rất mong các cơ quan chức năng sớm có biện pháp để hạn chế, khắc phục.Xuân Sinh – Duy Quang

Viet Nam Net

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP