Khoa học

Việt Nam chuẩn bị chế tạo nhiều vệ tinh

Một trong những dự án vệ tinh sắp triển khai là NanoDragon, dự kiến thực hiện trong 3 năm 2017-2019. Đây là vệ tinh nhỏ, khối lượng 4-6kg. Vệ tinh nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả làm việc của hệ thống nhận dạng tự động tàu thủy (AIS) thông qua ứng dụng thí điểm công nghệ quản lý, giám sát các tàu cá. Ngoài ra vệ tinh cũng góp kiểm tra các kết quả nghiên cứu liên quan tới hệ thống xác định và điều khiển tư thế vệ tinh đã làm trước đó. Dữ liệu của NanoDragon dự kiến sẽ hợp tác quốc tế và tham gia vào chùm vệ tinh Nano với hệ AIS.

Tại Hội thảo “Các thành tựu nổi bật trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ giai đoạn 2006-2015 và định hướng phát triển đến 2020” diễn ra sáng qua (30/9), Trung tâm Vệ tinh Quốc gia cho biết, từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ triển khai thiết kế, chế tạo nhiều vệ tinh.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Quân đội Nhân dân.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Quân đội Nhân dân.

Trung tâm Vệ tinh Quốc gia cũng  hợp tác với các trường đại học ở Nhật Bản triển khai dự án MicroDragon nặng 50kg. 36 kỹ sư của Việt Nam đã được cử đến Nhật Bản tham gia thiết kế, chế tạo, thử nghiệm vệ tinh MicroDragon dưới sự hướng dẫn của các GS Nhật Bản. Nhiệm vụ chính của MicroDragon là quan sát vùng bờ biển của Việt Nam nhằm xác định chất lượng nước biển, dự báo những vùng nước thích hợp nhất cho việc nuôi trồng thủy sản. Vệ tinh đang ở giai đoạn tích hợp và sẽ được hoàn thành vào tháng 9/2017. Dự kiến phóng lên vũ trụ vào đầu năm 2018 bằng tên lửa Epsilon của Nhật Bản.

Đặc biệt, hai vệ tinh sử dụng công nghệ tiên tiến SAR (radar khẩu độ tổng hợp) LOTUSat-1 và LOTUSat-2 có độ phân giải cao. Vệ tinh LOTUSat-1 nặng 600kg,  gấp 4 lần VNRED Sat-1 với công nghệ hiện đại hơn là công nghệ rada. Nhờ đó, có thể chụp ảnh trong một điều kiện thời tiết. Độ phân giải cũng cao hơn. Nếu VNRED Sat-1 có khả năng chụp các vật thể từ 2,5m thì LOTUSat-1 có thể phát hiện các vật thể từ 1m trở lên.

LOTUSat-1 sẽ do Nhật Bản chế tạo với sự tham gia của các kỹ sư Việt Nam. Đến LOTUSat-2, việc thiết kế, chế tạo sẽ diễn ra ở Việt Nam, do đội ngũ người Việt thực hiện, đánh dấu một bước tiến trong khả năng làm chủ công nghệ vũ trụ của người Việt.

  Từ khóa: vệ tinh , chế tạo , việt nam

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP