Ông Phùng Văn Kỷ (84 tuổi), thường trú tại phường Đức Thuận, TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) có đơn khiếu nại việc UBND TX Hồng Lĩnh lập dự án trên khu đất khai hoang 2.000m2 của ông đã sử dụng ổn định từ năm 1976 nhưng không được đền bù.Ông Kỷ và vợ nguyên là cán bộ công nhân viên Xí nghiệp đá Hồng Sơn thuộc Sở Xây dựng Hà Tĩnh có công trường khai thác đá tại xã Đức Thuận (trước thuộc huyện Đức Thọ, nay là phường Đức Thuận thuộc TX Hồng Lĩnh). Con đông, cuộc sống khó khăn, ông Kỷ xin UBND xã và Ban quản trị HTX Đức Thuận đất làm nhà ở và khai hoang trồng cây lương thực trên diện tích đất trống vùng núi trọc thuộc đội 10, Đức Thuận và đã được chấp thuận.
Xác nhận của những hộ liền kề không có tranh chấp và xác nhận của Khối trưởng khối 10 về nguồn gốc thửa đất của ông Kỷ.Ban chỉ huy đội giao đất cho ông Kỷ, cắm mốc phía Tây rộng 24m, phía Nam giáp đất Xí nghiệp đá Hồng Sơn (nay là đất hộ Hồ Xuân Linh và Trần Bá Toản); Bắc giáp đất ông Nguyễn Xuân Long và bà Dương Thị Hoan; Đông giáp đất lưu không của Xí nghiệp đá Hồng Sơn.Từ năm 1976, ông Kỷ huy động cả gia đình bắt tay trồng cây, cải tạo đất, san lấp hố bom, đào mương dẫn nước…trên diện tích 3.000 m2. Trong đó, bao gồm cả diện tích đất lưu không của Xí nghiệp đá Hồng Sơn, và đã được lãnh đạo Xí nghiệp đồng ý. Gia đình ông đã bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để biến vùng đất hoang dưới chân núi thành vườn cây xanh tốt.Năm 1994, ông Kỷ được UBND TX Hồng Lĩnh cấp GCNQSD đất trên diện tích 1.000 m2. 2.000 m2 còn lại gia đình ông vẫn sản xuất bình thường, không có tranh chấp và đóng thuế đầy đủ.Năm 2007, có dự án mở QL 1C đi qua diện tích 2.000m2 đất nói trên nhưng ông Kỷ không được đền bù về đất theo quy định của pháp luật. Tháng 8/2009, Hội đồng thống kê tài sản của UBND phường Đức Thuận thống kê đền bù cây cối và tài sản trên đất chứ không đền bù về đất. Ông Kỷ không chấp nhận và viết đơn khiếu nại.Tại công văn số 25 UBND “V/v trả lời đơn thư khiếu nại” ngày 30/12/2009, UBND phường Đức Thuận đã bác yêu cầu của ông Kỷ với lí do: Diện tích 2.000 m đất ông Kỷ đòi đền bù là đất chưa sử dụng của phường quản lý, do ông Kỷ tự cơi nới, không đúng quy hoạch. Diện tích đất đó nay thu hồi theo khoản 6, điều 38 Luật đất đai (2003). Vì vậy, việc ông Kỷ không được đền bù về đất, cấp GCNQSD đất trên diện tích đó là đúng.
Phiếu thu lệ phí đất ở và đất vườn của ông Kỷ từ năm 1986UBND phường Đức Thuận đã tỏ ra am hiểu pháp luật khi dẫn Luật Đất đai 2003 và Nghị định 84/NĐ-CP ngày 25/05/2007 để giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân. Tuy nhiên, UBND phường Đức Thuận đã “vặn vẹo” Luật, Nghị định cho phù hợp với ý chí của mình, bất chấp thực tế khách quan, và bỏ qua những điều khoản trong văn bản pháp quy đúng với tình huống thực tiễn.Cụ thể, theo đơn khiếu nại, 2.000 m2 đất của ông Kỷ là đất khai hoang, sử dụng từ năm 1976, không có tranh chấp. Từ đó đến nay, ông Kỷ chưa hề nhận được một ý kiến hay văn bản nào của chính quyền địa phương về việc cơi nới, lấn chiếm đất. Vì vậy, không thể kết luận đó là đất ông Kỷ tự lấn chiếm. Nếu đúng bài bản, UBND phường Đức Thuận phải tiến hành kiểm tra, xác minh thực địa rồi mới kết luận xử lý. Nhưng để “đơn giản, gọn nhẹ”, UBND phường Đức Thuận đã kết luận luôn đó là đất lấn chiếm.Thứ hai, việc thu hồi 2.000m2 đất ông Kỷ (cùng với đất của 13 hộ khác) là để thực hiện dự án làm đường 1C, chứ không phải là thu hồi đất bị dân lấn chiếm. Vì vậy, cũng không thể kết luận đất của ông Kỷ bị thu hồi theo khoản 6, điều 38 Luật Đất đai năm 2003 (Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm). Mặc dù đã dẫn Nghị định 84/NĐ-CP ngày 25/05/2007, nhưng UBND phường Đức Thuận đã “quên” điều 44.Bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.
Quyết định giải quyết khiếu nại của UBND phường Đức ThuậnĐiều đã dẫn quy định: “Trường hợp thu hồi đối với đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đất đó không có tranh chấp”.. “thì người đang sử dụng đất được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng” (dù đó là đất ở, hay đất sản xuất nông nghiệp…). Điều 44 Nghị định 84/NĐ-CP đúng với trường hợp sử dụng đất của gia đình ông Kỷ. Ngoài số diện tích bị thu hồi để làm dự án công ích được đền bù, diện tích đất còn lại của ông Kỷ (trong số 2.000m2 đất nói trên) phải được cấp GCNQSD đất theo điều 14, Nghị định 84/NĐ-CP. Thế nhưng UBND phường Đức Thuận đã phớt lờ quy định của Nhà nước, ra quyết định xử “ép” người dân. Đến lượt UBND TX Hồng Lĩnh tiếp tục làm theo cách ứng xử quan liêu của UBND phường Đức Thuận. (Còn tiếp)
Quang Đại – Hà Vy
Tamnhin