TX Hồng Lĩnh

TX Hồng Lĩnh: Các hộ dân nên đồng thuận với chính quyền trong GPMB đường Lê Duẩn

Thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đang trong thời điểm đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng , nâng cao tầm vóc, quy mô để sớm nâng cấp lên đô thị loại 3, đáp ứng yêu cầu trở thành một trung tâm kinh tế, văn hoá phía bắc của tỉnh Hà Tĩnh.


Dự án xây dựng công trình đường Lê Duẩn trền địa bàn phường Nam Hồng nằm trong chủ trương đó. Đến nay, công trình đã đạt 80% khối lượng thi công trong khu vực thu hồi đất để giải phóng mặt bằng (GPMB) có 124 tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng với 425 nhân khẩu và 215 lao động.Theo báo cáo Uỷ ban nhân dân thị xã Hồng Lĩnh và qua phóng viên trực tiếp làm việc với lãnh đạo phường Nam Hồng thấy rằng: trong thời gian qua, Thị uỷ, UBND thị xã Hồng Lĩnh đã tập trung chỉ đạo Hội đồng bồi thường GPMB, UBMTTQ, các đoàn thể, cấp thị và phường Nam Hồng triển khai các bước theo đúng quy trình, trình tự. Đặc biệt là coi trọng việc tuyên truyền, vận động giúp bà con nâng cao nhận thức, hợp tác với chính quyền đẩy nhanh tiến độ công việc. Nhờ vậy công trình đã nhận được sự đồng thuận cao của hầu hết bà con. Chỉ còn 3 hộ là các ông: Nguyễn Trọng Sơn, Nguyễn Xuân Tùng, Nguyễn Xuân Hiếu đều ở KP 8 là chưa ký hồ sơ áp giá, nhận tiền đền bù, bàn giao đất cho nhà nước thi công. Sau khi tham khảo các văn bản của Hội đồng bồi thường GPMB gửi các cấp, các hộ có liên quan, còn lại và xem xét thực tế, chúng tôi thấy rằng: tất cả các hộ nằm trong diện phải GPMB nhường đất cho công trình, kể cả 3 hộ nói trên đều đã được thị xã giải quyết đền bù tương đối thoả đáng, dúng theo tinh thần các nghị định, quyết định, thông tư… của Chính phủ, Bộ TNMT và UBND tỉnh về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Cụ thể như sau:- Trường hợp của hộ ông Nguyễn Trọng Sơn, thực tế phạm vi nhà bị ảnh hưởng chỉ ở 1/3 phòng lồi phía trước (khoảng 15,72m2) còn toàn bộ phía sau (51,92m2) hầu như không hề hấn gì. Nhưng hội đồng BTGPMB xét thấy công trình và phần đất bị thu hồi của ông không thiệt hại lớn, nhưng sau khi cải tạo, xây dựng lại sẻ tốn kém, nên “đã áp dụng với mức có lợi nhất cho gia đình”. Nhưng ông Sơn vẫn chưa nhất trí và yêu cầu phải được đền bù cả cái bếp lợp bằng tấm lợp xi măng phía sau nhà. Theo ông, phải dỡ bếp ra mới làm được nhà khác. Thực ra bếp của nhà ông Sơn thuộc loại bếp tạm, lợp ngói xi măng, khung tre luồn vào nhà trên. Khi tháo dỡ ra hầu như không bị ảnh hưởng gì đáng kể. Quan điểm của các cán bộ phường cho rằng: “ Hội đồng cho đền bù cả nhà là quá rồi, nay ông Sơn đòi thêm cả bếp nữa là không đúng”. – Trường hợp hộ ông Nguyễn Xuân Tùng, thềm nhà bị cắt vào 60 cm, đụng đến 2 cột trụ bên trên là mái bế tông. Ông phản ảnh rằng: “Giá đền bù thấp, bởi móng nhà ông kiên cố, bằng bê tông; hệ thống điện chôn ngầm; tường sơn, không phải quét vôi ve như các nhà khác”. Theo giải trình của Hội đồng đền bù, căn cứ QĐ số 02/2010/QĐ – UBND ngày 11/01/2010 thì, việc áp giá là 1.800.000đ/m2, nhưng vì nhà ông Tùng có chiều cao > 3,6m nên đã điều chỉnh theo khung giá 1.890. 000đ/m2 ( thêm 90.000 đ/m2). Còn các nội dung khác như hệ thống điện chôn ngầm, sơn tường trong quy định của văn bản áp giá không có. Song để ông đỡ thiệt thòi, Hội đồng có văn bản bổ sung, tính thêm phần sơn nhà cho ông 13.000đ/m2, tổng cộng 175m2 = 2.275.000đ. Trình bày với phóng viên ông Tùng cho rằng số tiền đó chưa đủ để ông mua sơn!- Theo Hội đồng đền bù, phần thu hồi diện tích đất và tài sản gắn liền trên đất của nhà ông Tùng “ Chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nhà ở chính của ông, chứ không ảnh hưởng đến phần tài sản đọc phía sau nhà ở chính, không phải phá dỡ tài sản phía sau để sắp xếp, quy hoạch lại”. Vì vậy Hội đồng thống nhất không đền bù phần tài sản mà ông Tùng đề nghị. – Trường hợp hộ ông Nguyễn Dương Thành (có con là Nguyễn Ngọc Hiếu). Nhà anh Hiếu 2 gian, gian trước lợp ngói xi măng, gian sau 2 gác, tầng 1 đổ mái bằng, gác hai lợp ngói (kiểu gác xép) khi GPMB, chỉ ảnh hưởng một góc của nhà ngoài. Nhưng xét do tháo dỡ sẽ ảnh hưởng cả gian, nên Hội đồng cho đền bù cả một gian 27,5m2. Phần còn lại không ảnh hưởng gì tường xây kiên cố, tầng dưới lại đỗ bằng. Song Hội đồng đền bù lại cho tính hết cả bức tường ngăn cách giữa hai gian. Vì thế, ông Hiếu yêu cầu bồi thường cả gian sau, với lý do “ nếu phá gian trước thì gian sau cũng phải làm lại”. Thật ra, quan điểm của Hội đồng đền bù, khi làm lại nhà, gia đình ông Hiếu không nhất thiết phải đập bức tường này. Vì chiều dài từ chỉ giới đền bù vào đất nhà ông còn đến 10,2m (phía Bắc); 9,1m (phía Nam) đủ điều kiện theo quy định.Tuy vậy qua làm việc với lãnh đạo phường và một số hộ dân, có nhiều ý kiến phân vân về năng lực, sự nắm bắt các văn bản quy định của nhà nước của một số thành viên trong Hội đồng đền bù còn hạn chế. Tác phong làm việc chưa cụ thể, tỷ mỹ, dẫn đến tình trạng phải tính toán lại, bổ sung hạng mục đền bù làm giảm lòng tin của dân. Mặt khác, có những trường hợp cụ thể, bà con cho rằng chưa thật sự công bằng trong đền bù công trình phụ trợ, tiền hỗ trợ di dời …Một điều cần nói thêm là, nội dung hướng dẫn quy định áp giá trong một số văn bản của nhà nước chưa cụ thể, thậm chí có những hạng mục còn bỏ sót, gây khó khăn cho Hội đồng đền bù khi tính áp giá, dẫn đến sự thắc mắc không đáng có của nhân dân.Chúng tôi cho rằng, việc ra đời công trình đường Lê Duẩn là cần thiết cho dân sinh, có lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội của thị xã Hồng Lĩnh, trong đó trước hết là trực tiếp đến các hộ hưởng lợi. Nhận thức được điều đó nên hầu như toàn dân trong vùng tuyến đường đi qua đều có sự đồng thuận cao. Có hộ nghèo như ông Trần Hữu Liên – một nông dân chăn nuôi vịt đàn, bị di dời, mất đi hơn 100m2 không được đền bù nhưng vẫn tự giác, vui vẽ nhường đất cho công trình. Chẳng nhẽ, các hộ còn lại đều là cán bộ, đảng viên, cựu chiến binh hoặc gia đình có nhiều con cái tham gia cách mạng lại không thể gạt bỏ những tính toán riêng tư, thiệt hơn, đồng hành với chính quyền để dự án đẩy nhanh tiến độ, mang lại lợi ích cho cả cộng đồng?
Nhóm PV Bắc miền Trung

Công Luận

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP