Để giáo dục cho các em học sinh hiểu được những cống hiến, hy sinh mất mát thương đau để giành giật từng tấc đất quê hương của cha ông ta trong những tháng năm khốc liệt của chiến tranh bom rơi, đạn nổ- nhưng ý chí son sắt một lòng thề sẽ chiến đấu tới hơi thở cuối cùng của những chàng trai đất Việt tuổi đời mới chỉ 18 , đôi mươi.
Thành cổ Quảng Trị -là chỉ đỏ của đất nước trong những năm ác liệt của chiến tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước. Đặc biệt trong mùa hè năm 1972, nơi đây đã diễn ra những trận đánh khốc liệt gây thiệt hại cho cả quân ta và địch. Người trước ngã xuống là người sau tiếp bước tiến lên, trong nhận thức và tiềm thức của mỗi người lính là chỉ có tiến lên dẫu biết rằng phía sau là gia đình , người thân- những mẹ già đang từng giờ từng phút ngóng đợi, chờ con trong mõi mòn, những người vợ chờ chồng đến hóa đá vọng phu, những đứa con còn trong bụng mẹ chưa biết mặt người cha như thế nào…Nhưng tất cả đều một lòng cho tuyền tuyến, một lòng theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Đến Thành cổ trong buổi trưa nằng đổ lửa tháng 4. 2014, kèm theo gió Lào nóng rát, nhưng gần 200 học sinh và giáo viên rưng rưng nước mắt khi người hướng dẫn khu di tích thuyết minh , kể lại những ngày tháng khốc liệt để đánh chiếm thành Cổ từ quân địch với lượng súng ống, trang bị quân sự hiện đại có sự tham gia của chuyên gia, quân đội Hoa Kỳ. Dòng sông Thạch Hãn chạy quanh Thành cổ – một chứng tích của cuộc chiến 72 ngày đêm mà mỗi tấc đác, ngọn cỏ nơi đây đều thấm đẫm biết bao nhiêu máu xương của con Lạc cháu Hồng. Dòng sông này đã nhuộm đổ biết bao máu xương của người lính trong cuộc chiến tranh ấy.
“Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”
Cát bụi lại trở về cát bụi, và những người lính đã một lòng sẵn sàng hy sinh hạnh phúc riêng tư, hy sinh chính bản thân mình để cho một đất nước hòa bình thống nhất.
Đứng bên bờ sông Thạch Hãn, đoàn học sinh và giáo viên Trường THCS Cẩm Trung đã kết thành một bè hoa , hương đăng kính cẩn nghiêng mình thả xuống sông để tri ân các anh linh những liệt sỹ đã hy sinh anh dũng trước mũi súng quân thù.
Rời Thành cổ, đoàn học sinh đã ghé thăm cầu Hiền Lương- nơi vĩ tuyến 17 chia cắt hai miền Nam-Bắc.
“Sông Bến Hải bên bồi bên lỡ
Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương”.
Trần Hải Hưng