Trung Quốc

Trung Quốc tuyên bố 981 sẽ hoạt động 3 tháng ở biển Đông

Trang web của cục này còn thông báo Cục Hải sự Trung Quốc cấm tàu bè xâm nhập vùng biển bán kính 3 hải lý (khoảng 5,5 km) xung quanh giàn khoan HD-981 từ ngày 4/5 đến 15/8/2014 với lý do sẽ triển khai thăm dò khai thác dầu khí trong phạm vi này. Ngày 3/5, phạm vi cảnh báo trên chỉ là 1 hải lý (1,85 km). Gần hai năm trước (9/5/2012), CNOOC đã hạ thủy giàn khoan Hải Dương 981 ở mỏ dầu Lệ Loan 6-1-1,  khu vực cách Hong Kong 320 km về phía đông nam. Ngay sau khi 981 được hạ thủy, chủ tịch CNOOC Vương Nghi Lâm hùng hồn mô tả “đây là biên giới di động, là lãnh thổ di động và là một trong những vũ khí chiến lược của Trung Quốc trong cuộc chiến năng lượng dầu khí”. Hộ tống HD-981 là đội tàu liên hợp khai thác dầu ở độ sâu 3.000 m với tổng vốn đầu tư khoảng 15 tỷ nhân dân tệ (khoảng 2,3 tỷ USD). Đây là giàn khoan bán chìm thế hệ 6, do CNOOC sở hữu và điều hành. Tổng công ty dầu mỏ hải dương Trung Quốc và Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc  phối hợp sản xuất giàn khoan này, với tổng vốn đầu tư 6 tỷ nhân dân tệ (983,7 triệu USD). Với chiều dài 114 m, rộng 90 m, cao 137,8 m và nặng 31.000 tấn, HD-981 có kích cỡ bằng một sân bóng đá, được thiết kế đủ sức chống bão mạnh cấp 10. Ngoài ra, giàn khoan khủng này còn được trang bị hệ thống định vị toàn cầu và nhiều trang thiết bị hiện đại khác, có khả năng phục vụ nhu cầu làm việc và nghỉ ngơi cho 160 người. Trên giàn khoan có hệ thống 9 máy phát điện, với công suất đủ đáp ứng cho nhu cầu của 200.000 người. Theo Tân Hoa xã, nơi dự trữ nhiên liệu chỉ dành cho hệ thống phát điện này có dung tích đến 4.500 tấn, đủ cung cấp cho số máy phát điện này chạy trong 30 ngày liên tục. Giới chuyên gia chính trị nhận định với HD-981, CNOOC đang dần thực hiện tham vọng khai thác 1 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2020 và mưu đồ độc chiếm vùng biển rộng lớn ở biển Đông.

Bất chấp phản ứng đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN, ngày 5/5, Cục Hải sự TQ vẫn tái xác nhận thông báo giàn khoan Hải Dương 981 sẽ hoạt động 3 tháng ở biển Đông

Trung Quốc trắng trợn tuyên bố giàn khoan 981 sẽ hoạt động 3 tháng ở biển Đông

Vạch mặt giàn khoan 981 Trung Quốc đưa vào vùng biển Việt Nam Nhu cầu tiêu dùng dầu khí tại Trung Quốc đã tăng vọt khi nước này trong quá trình hiện đại hóa, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Trung Quốc trông chờ vào việc nhập khẩu hơn 55% lượng dầu thô và 20% khí tự nhiên. Con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Từ kế hoạch 5 năm lần thứ 11 đến nay, Trung Quốc đẩy mạnh việc thúc đẩy phát triển chiến lược khai thác dầu mỏ ở khu vực biển sâu và đã đầu tư hàng tỉ nhân dân tệ sản xuất trang thiết bị khai thác dầu mỏ biển sâu loại hình lớn như tàu đặt ống nước sâu, giàn khoan kiểu nửa chìm. Ngành dầu mỏ Trung Quốc chế tạo một loạt giàn khoan hoạt động ở độ sâu 1.000 -1.500 m, 2.000 m, 3.000 m đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển hệ thống sản xuất dầu khí biển sâu phức tạp hơn. Với giàn khoan HD 981, giàn khoan nước sâu độc lập đầu tiên do một công ty Trung Quốc quản lý, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên thăm dò tài nguyên dầu khí nước sâu tại Biển Đông. Biển Đông ước tính có trữ lượng 23 – 30 tỉ tấn dầu và 16 nghìn tỉ mét khối khí tự nhiên. Khoảng 70% trữ lượng dầu khí ở vùng biển giàu tài nguyên này nằm tại 1,54 triệu km2g các khu vực nước sâu. Chu Thụ Vĩ – thành viên Viện Kỹ thuật Trung Quốc – từng đánh giá: “Biển Đông có thể trở thành vùng khoan nước sâu lớn thứ tư thế giới, sau cái gọi là “tam giác vàng” của vùng vịnh Mexico, Brazil và Tây Phi”. Trung Quốc từng đòi các nước láng giềng châu Á ngừng tìm kiếm dầu ở gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, thậm chí còn ngang ngược tuyên bố chủ quyền của mình với khu vực giàu tiềm năng dầu khí ởBiển Đông bất chấp tranh chấp với nhiều nước khác. Theo giới phân tích, việc Trung Quốc ráo riết hoạt động khai thác dầu khí trên Biển Đông được xem như một mũi tên bắn vào nhiều đích, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là muốn khẳng định chủ quyền 80% diện tích biển tại đây theo như yêu sách phi lý đường lưỡi bò 9 khúc. Ngoài ra, nỗ lực thăm dò khai thác các tài nguyên biển, đặc biệt là năng lượng cũng là một mục tiêu quan trọng khi nền công nghiệp của Trung Quốc đang trên đà phát triển mạnh. PV (Tổng hợp)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP