Dàn khoan 981 Trung Quốc phát hiện mỏ dầu khí lớn ở Biển Đông
Trước đó, dàn khoan Thạch Du 981 đã rút về đây từ giữa tháng 7/2014, sau hơn 2 tháng xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Dàn khoan 981 Trung Quốc phát hiện mỏ dầu khí lớn ở Biển Đông
Trước đó, dàn khoan Thạch Du 981 đã rút về đây từ giữa tháng 7/2014, sau hơn 2 tháng xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Liên tiếp hơn 10 ngày qua, mỗi khi tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam tiến vào khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan thì tàu Trung Quốc lập tức đâm va, gây hư hỏng.
Ông Huy cũng chối bay chối biến những hành động khiêu khích, gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời cao giọng thề rằng sẽ “bảo vệ đến cùng” cái gọi là
CSB Việt Nam ngày 14/5 đã phát hiện 4 tàu quân sự và máy bay cánh bằng ngăn cản Việt Nam thực thi pháp luật ở Hoàng Sa.
7h30 sáng 12/5, một trận đấu vòi rồng dữ dội giữa tàu kiểm ngư Việt Nam và các tàu hải giám, hải cảnh Trung Quốc đã diễn ra tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên.
Có hàng xóm ngang ngược thì sự chuẩn bị cần thiết nhất là làm đất nước vững mạnh. Trẻ con học cho giỏi, người dân lao động chăm chỉ, đóng góp để kinh tế vươn lên.
Các cảnh quay cho thấy tàu Trung Quốc chủ động tấn công, dàn hàng ngăn cản tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam.
Theo nguồn tin riêng của Dân Trí, đến nay đã có tới 83 tàu Trung Quốc các loại, trong đó có cả tàu chiến, kéo đến khu vực đặt giàn khoan HD 981 tại thềm lục địa Việt Nam và tiếp tục va quẹt vào các tàu của Việt Nam.
Luật gia Trần Công Trục, nguyên Phó trưởng ban Biên giới Quốc gia tại cuộc họp báo do Hội Luật gia Việt Nam tổ chức. Ảnh: Triệu Quang.
Ông Thu cho biết các tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục va quẹt, kè ngăn chặn các tàu của Cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền. Trong ngày, Cảnh sát biển Việt Nam đã quay được hình ảnh tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc (xuất hiện từ ngày 7-5).
Trang web của cục này còn thông báo Cục Hải sự Trung Quốc cấm tàu bè xâm nhập vùng biển bán kính 3 hải lý (khoảng 5,5 km) xung quanh giàn khoan HD-981 từ ngày 4/5 đến 15/8/2014 với lý do sẽ triển khai thăm dò khai thác dầu khí trong phạm vi này. Ngày 3/5, phạm vi cảnh báo trên chỉ là 1 hải lý (1,85 km). Gần hai năm trước (9/5/2012), CNOOC đã hạ thủy giàn khoan Hải Dương 981 ở mỏ dầu Lệ Loan 6-1-1, khu vực cách Hong Kong 320 km về phía đông nam. Ngay sau khi 981 được hạ thủy, chủ tịch CNOOC Vương Nghi Lâm hùng hồn mô tả “đây là biên giới di động, là lãnh thổ di động và là một trong những vũ khí chiến lược của Trung Quốc trong cuộc chiến năng lượng dầu khí”. Hộ tống HD-981 là đội tàu liên hợp khai thác dầu ở độ sâu 3.000 m với tổng vốn đầu tư khoảng 15 tỷ nhân dân tệ (khoảng 2,3 tỷ USD). Đây là giàn khoan bán chìm thế hệ 6, do CNOOC sở hữu và điều hành. Tổng công ty dầu mỏ hải dương Trung Quốc và Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc phối hợp sản xuất giàn khoan này, với tổng vốn đầu tư 6 tỷ nhân dân tệ (983,7 triệu USD). Với chiều dài 114 m, rộng 90 m, cao 137,8 m và nặng 31.000 tấn, HD-981 có kích cỡ bằng một sân bóng đá, được thiết kế đủ sức chống bão mạnh cấp 10. Ngoài ra, giàn khoan khủng này còn được trang bị hệ thống định vị toàn cầu và nhiều trang thiết bị hiện đại khác, có khả năng phục vụ nhu cầu làm việc và nghỉ ngơi cho 160 người. Trên giàn khoan có hệ thống 9 máy phát điện, với công suất đủ đáp ứng cho nhu cầu của 200.000 người. Theo Tân Hoa xã, nơi dự trữ nhiên liệu chỉ dành cho hệ thống phát điện này có dung tích đến 4.500 tấn, đủ cung cấp cho số máy phát điện này chạy trong 30 ngày liên tục. Giới chuyên gia chính trị nhận định với HD-981, CNOOC đang dần thực hiện tham vọng khai thác 1 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2020 và mưu đồ độc chiếm vùng biển rộng lớn ở biển Đông.