1. Lãnh đạo cơ quan Thanh tra tỉnh hiện nay: – Chánh Thanh tra: Thái Sinh. ĐT: DĐ: 0913 294 626 ;
CQ: 0393 855 361; NR: 0393 857 015 Email: [email protected];
[email protected] Các Phó Chánh Thanh tra: + Đ/c Trần Quốc Toản Số ĐT: DĐ:0912 229 464 ;
CQ: 0393 856 062 ; NR: 0383 856 063 Email: [email protected];
[email protected] + Đ/c Hoàng Trọng Tuyến Số ĐT: DĐ: 0912 077 316 ;
CQ: 0393 858 711 ; NR: 0393 858859 Email: [email protected]
[email protected] + Đ/c Phan Tiến Phú Số ĐT: DĐ: 0913 396 864 ;
CQ:0393 690 734 ; NR: 0393 859 064 Email: [email protected]
[email protected]2. Địa chỉ, điện thoại, fax, email của cơ quan Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh:– Địa chỉ: Số 103 đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh.- Số ĐT: 0393 855 580; 0393892 137 – Fax: 0393 850 265; 0393 69 11 55- Email: [email protected]
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
I. Chức năng.
Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, công tác chống tham nhũng và thực hiện nhiệm vụ quyền hạn thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND tỉnh.
Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn.
1. Thanh tra tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn chung của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh theo quy định tại điều 4 Nghị định 171/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
1.1 Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về các lĩnh vực quản lý nhà nước được giao;
1.2 Xây dựng chương trình công tác trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định của pháp luật;
1.3 Trình UBND tỉnh chương trình, biện pháp về cải cách hành chính trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng ngừa và chống tham nhũng;
1.4 Tổ chức áp dụng, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình kế hoạch công tác đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được phân công;
1.5 Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của mình.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 của Luật Thanh tra:
2.1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của UBND huyện, thi xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là UBND cấp huyện), của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (gọi chung là sở).
2.2 Thanh tra vụ việc có có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Uỷ ban nhân dân huyện, của nhiều sở.
2.3 Thanh tra các vụ việc khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao.
2.4. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2.5. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.
2.6. Hướng dẫn công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính; phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan hướng dẫn chế độ, chính sách, tổ chức biên chế đối với Thanh tra huyện, Thanh tra của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (gọi chung là Thanh tra sở).
2.7. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của UBND tỉnh;
2.8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 41/2005/NĐ-CP:
3.1 Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện, Thanh tra sở.
3.2 Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, chống tham nhũng.
3.3 Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra tỉnh.
3.4 Tham gia với UBND huyện, sở và cơ quan, tổ chức hữu quan về cơ cấu tổ chức, biên chế, chế độ chính sách đối với Thanh tra huyện, Thanh tra sở;
3.5 Tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ cho Thanh tra viên của Thanh tra huyện, Thanh tra sở.
3.6 Tổng kết, rút kinh nghiệm, xây dựng nghiệp vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra tỉnh.
3.7 Trưng tập cán bộ, công chức thuộc thanh tra cấp dưới; yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia các đoàn thanh tra
4. Thường trực tiếp dân thường xuyên, tham mưu tiếp dân định kỳ tại trụ sở tiếp dân tỉnh; xử lý đơn thư do UBND tỉnh tiếp nhận; kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các ý kiến giao xử lý vụ việc của UBND tỉnh đối với các cấp, các ngành.
5. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, các phòng chuyên môn thuộc cơ quan; quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ công chức, tài sản, tài chính của của cơ quan Thanh tra tỉnh;
Quản lý Trụ sở tiếp công dân tỉnh;
Quyết định các vấn đề về công tác Thanh tra của Thanh tra tỉnh và toàn ngành thanh tra theo các quy định của pháp luật.
6 – Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc Tổng Thanh tra Chính phủ giao.
Sơ đồ tổ chức bộ máy Thanh tra Tỉnh
Tổ chức bộ máy của cơ quan Thanh tra tỉnh được quy định tại Quyết định số 25/2009/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2009 của UBND tỉnh, gồm có: Lãnh đạo; Văn phòng và 05 Phòng chuyên môn nghiệp vụ,
I. Cơ cấu tổ chức của cơ quan Thanh tra tỉnh:1. Lãnh đạo Thanh tra tỉnh:Lãnh đạo Thanh tra tỉnh gồm có Chánh thanh tra và không quá 03 Phó Chánh thanh tra.- Chánh thanh tra:Chánh thanh tra là người đứng đầu cơ quan Thanh tra tỉnh, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra tỉnh.Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh thanh tra tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định sau khi thống nhất với Tổng thanh tra.Chánh thanh tra chỉ đạo thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước, thực hiện quyền thanh tra đối với Thanh tra tỉnh; thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao; trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, tổng hợp pháp chế, công tác văn phòng, hoạt động của các Đoàn thanh tra, tổ công tác có tính chất quan trọng.Căn cứ vào điều kiện cụ thể, Chánh thanh tra phân công 01 Phó Chánh thanh tra làm nhiệm vụ Thường trực giúp Chánh thanh tra xử lý công việc hàng ngày theo chương trình kế hoạch và thực hiện một số nhiệm vụ ủy quyền khác.- Phó chánh thanh tra:Phó Chánh thanh tra do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh thanh tra tỉnh. Phó Chánh thanh tra giúp Chánh thanh tra tỉnh phụ trách một số lĩnh vực công tác; chịu trách nhiệm trước Chánh thanh tra và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.Căn cứ vào phạm vi, nhiệm vụ, phân công nhiệm vụ công tác chủ yếu đối với các Phó Chánh thanh tra như sau:- 01 Phó Chánh thanh tra giúp Chánh thanh tra phụ trách công tác quản lý nhà nước về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo chung toàn tỉnh; phụ trách công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo phòng chống tham nhũng khối các huyện, thị xã, thành phố (gọi là khối địa phương); trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động Phòng nghiệp vụ I và Phòng tiếp dân – xử lý đơn thư.- 01 Phó Chánh thanh tra giúp Chánh thanh tra phụ trách công tác quản lý nhà nước về thanh tra chung toàn tỉnh; phụ trách công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo phòng chống tham nhũng khối các ngành kinh tế kỹ thuật tổng hợp; trực tiếp quản lý điều hành các mặt hoạt động Phòng nghiệp vụ II.- 01 Phó Chánh thanh tra giúp Chánh thanh tra phụ trách công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng chung toàn tỉnh; phụ trách công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng khối các ngành Nội chính văn xã; trực tiếp quản lý, điều hành các mặt hoạt động Phòng nghiệp vụ III.Ngoài nhiệm vụ trên, tùy theo yêu cầu công việc, trong từng thời gian, các phó chánh thanh tra được phân công thêm các nhiệm vụ chỉ đạo, quản lý khác, nhằm thực hiện kịp thời, có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của Thanh tra tỉnh.II. Văn phòng và các phòng chuyên môn nghiệp vụ:1. Văn phònga) Cơ cấu tổ chức: Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, phụ trách kế toán, nhân viên công nghệ thông tin, văn thư và nhân viên lái xe. b) Nhiệm vụ của Văn phòng:Tham mưu giúp Chánh thanh tra:- Dự thảo trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm; chương trình, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao;- Dự thảo trình UBND tỉnh ban hành quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của Thanh tra tỉnh; Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra cấp sở; Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra cấp huyện;- Thực hiện các nhiệm vụ về công tác đối ngoại theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra Chính phủ; triển khai các chương trình, dự án do Thanh tra tỉnh khởi xướng hoặc tham gia.- Tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của cơ quan và toàn ngành.- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách chế độ khác; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức; khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra tỉnh; thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ.- Tổ chức thực hiện nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ; quản lý văn thư- lưu trữ, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động của cơ quan và toàn ngành.- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về hành chính, quản trị thuộc phạm vi trách nhiệm của Văn phòng.- Phối hợp với Công đoàn, các tổ chức đoàn thể của cơ quan trong tổ chức hoạt động, sinh hoạt về tinh thần, xây dựng văn hóa công sở và tham gia các hoạt động chung khác. 2. Phòng Tổng hợp – Pháp chế:a) Cơ cấu tổ chức: Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng và cán bộ, thanh tra viên. b) Chức năng, nhiệm vụ:Phòng Tổng hợp – Pháp chế có nhiệm vụ tham mưu giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện công tác Quản lý nhà nuớc trên các mặt Tổng hợp – pháp chế, với nhiệm vụ cụ thể:- Tham mưu Chánh thanh tra về công tác tổng hợp:+ Tham mưu định hướng chương trình công tác của toàn ngành; chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Thanh tra tỉnh hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác theo quy định của pháp luật.+ Chủ trì có sự phối hợp với Văn phòng và các phòng chuyên môn thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng, việc thực hiện các thể chế nội bộ theo quy định của Thanh tra tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và Thanh tra Chính phủ.+ Chủ trì tổng hợp tình hình, xây dựng các báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Thanh tra Chính phủ.+ Theo dõi, tổng hợp kết quả quản lý địa bàn, tham mưu xử lý các vấn đề có liên quan; – Tham mưu giúp Chánh Thanh tra thực hiện công tác pháp chế: + Xây dựng chương trình kế hoạch ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân tỉnh thuộc phạm vi trách nhiệm của ngành và thực hiện kế hoạch ban hành văn bản đã được phê duyệt.+ Tham mưu tổ chức thực hiện các VBPL về thanh tra; giải quyết KN,TC; phòng, chống tham nhũng và các lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của ngành.+ Thực hiện nhiệm vụ rà soát hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành.+ Chủ trì dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nai, tố cáo; phòng, chống tham nhũng;+ Chủ trì, phối hợp với Văn phòng, các Phòng chuyên môn và các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thanh tra; giải quyết KN-TC; phòng, chống tham nhũng và lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành. Chủ trì phối hợp với Văn phòng tham mưu cho Lãnh đạo xây dựng thể chế nội bộ của cơ quan.+ Thực hiện nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực, hoạt động của ngành; tổng hợp góp ý các dự thảo bổ sung, sửa đổi VBPL, các đề án của cơ quan và ngành.- Tham mưu giúp Chánh thanh tra thực hiện các nhiệm vụ khác:+ Giúp Chánh thanh tra thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế của Thanh tra Chính phủ trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đảm bảo sự minh bạch trong công tác thanh tra của cơ quan và toàn ngành.+ Tham mưu giải quyết khiếu nại đối với kết luận thanh tra, quyết định xử lý kết quả thanh tra do Chánh thanh tra ban hành; Quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo do UBND tỉnh ban hành giao Thanh tra tỉnh đôn đốc việc thực hiện; + Phối hợp với Văn phòng nhân danh cơ quan Thanh tra tỉnh trả lời một số vấn đề có tính chất pháp lý nẩy sinh trong hoạt động của cơ quan Thanh tra tỉnh. + Giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Chánh thanh tra; giải quyết các quyết định của Chánh thanh tra xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức.- Phối hợp với Văn phòng, các phòng chuyên môn, Trưởng các đoàn thanh tra theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh tra, quyết định xử lý kết quả thanh tra, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật thuộc quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh.- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo địa bàn được phân công; Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao.3. Phòng tiếp dân, xử lý đơn thư:a) Cơ cấu tổ chức: Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng và cán bộ, thanh tra viên. b) Chức năng, nhiệm vụ:- Tham mưu giúp Chánh thanh tra thực hiện các nhiệm vụ của Cơ quan thường trực Trụ sở tiếp dân tỉnh được quy định tại Quyết định số 73/2005/QĐ-UB-NV ngày 16/8/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh; – Tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý đơn vượt cấp do Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh chuyển đến theo một đầu mối tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh;- Tiếp công dân, xử lý đơn thư thuộc phạm vi trách nhiệm của Thanh tra tỉnh; chuẩn bị các điều kiện phục vụ tiếp dân định kỳ, tiếp dân đột xuất cho Lãnh đạo tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;- Tổng hợp, báo cáo tình hình kết quả tiếp dân và xử lý đơn thư thuộc phạm vi trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Thanh tra tỉnh; kiểm tra đôn đốc việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ trì tiếp dân định kỳ, của UBND tỉnh của cấp huyện ngành, tổng hợp báo cáo tình hình theo định kỳ và đột xuất.- Trực tiếp quản lý Trụ sở tiếp dân;- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý địa bàn, nhiệm vụ khác do Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra phụ trách giao.4. Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng khối địa phương (Gọi tắt là Phòng nghiệp vụ I):a) Cơ cấu tổ chức: Trưởng phòng, 02 Phó Trưởng phòng và cán bộ, thanh tra viên.b) Chức năng, nhiệm vụ:Phòng Nghiệp vụ I có nhiệm vụ tham mưu giúp Chánh thanh tra quản lý nhà nước về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trên phạm vi toàn tỉnh; Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng đối với các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, với các nhiệm vụ chủ yếu sau:- Tham mưu triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác, áp dụng các văn bản pháp luật về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trên phạm vi toàn tỉnh do Cấp trên chỉ đạo; – Chủ trì phối hợp với Văn phòng, phòng Tổng hợp – Pháp chế và các phòng chuyên môn khác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về khiếu nại; tố cáo; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo cho các tổ chức thanh tra và thủ trưởng các ngành, các cấp thuộc tỉnh; – Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng đối với các đơn vị địa phương cấp huyện do phòng phụ trách;- Tham mưu triển khai thực hiện chương trình kế hoạch công tác đã được phê duyệt; thực hiện các cuộc thanh tra chấp hành chính sách pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội; kiểm tra, xác minh, giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo; soát xét kết luận việc giải quyết các vụ việc thuộc địa bàn được phân công;- Phối hợp với các phòng chuyên môn khác kiểm tra trách nhiệm, đôn đốc việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện; Giám đốc các sở, ban ngành cấp tỉnh.- Tham mưu tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp, biện pháp nhằm chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà nước về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.- Giúp Chánh thanh tra chỉ đạo nghiệp vụ đối với các Đoàn thanh tra, kiểm tra, soát xét các nhiệm vụ do Phòng thực hiện hoặc có cán bộ, công chức của phòng tham gia;- Tổng hợp báo cáo công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Lãnh đạo Thanh tra tỉnh, UBND tỉnh. – Phối hợp với Văn phòng, Phòng Tổng hợp – Pháp chế, Trưởng các đoàn thanh tra theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh ra, quyết định xử lý kết quả thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật thuộc phạm vi trách nhiệm của Thanh tra tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh thuộc địa bàn được phân công.5. Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng khối các ngành kinh tế, kỹ thuật tổng hợp (Gọi là Phòng nghiệp vụ II).a) Cơ cấu tổ chức: Trưởng phòng, 02 Phó Trưởng phòng và cán bộ, thanh tra viên.b) Chức năng, nhiệm vụ:Phòng Nghiệp vụ II có nhiệm vụ tham mưu giúp Chánh thanh tra thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chung về công tác thanh tra trên phạm vi toàn tỉnh; đồng thời thực hiện các nhiệm vụ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong khối các ngành kinh tế, kỹ thuật tổng hợp. Cụ thể:- Chủ trì phối hợp với Văn phòng, phòng Tổng hợp – pháp chế và các phòng chuyên môn khác xây dựng chương trình kế hoạch công tác thanh tra kinh tế – xã hội trên địa bàn toàn tỉnh; đồng thời xây kế hoạch thanh tra, tiếp dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng đối với các sở, ban, ngành và tổ chức thuộc thuộc khối các ngành kinh tế tổng hợp.- Tham mưu triển khai thực hiện chương trình kế hoạch công tác đã được phê duyệt theo phạm vi phòng được phân công; – Phối hợp với Văn phòng, Phòng Tổng hợp – Pháp chế và các phòng chuyên môn khác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về thanh tra; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác thanh tra kinh tế – xã hội cho các tổ chức Thanh tra trong toàn ngành.+ Tham mưu tổng hợp báo cáo tình hình kết quả công tác thanh tra kinh tế – xã hội trên địa bàn toàn tỉnh theo yêu cầu của UBND tỉnh, Thanh tra Chính phủ. Đồng thời tổng hợp báo cáo công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc khối các ngành kinh tế, kỹ thuật tổng hợp.+ Phối hợp với Phòng tiếp công dân – Xử lý đơn thư kiểm tra đôn đốc việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Giám đốc sở, ban, ngành và cấp tương đương thuộc Khối các ngành kinh tế, kỹ thuật tổng hợp.+ Tham mưu triển khai và chỉ đạo các tổ chức thanh tra trực thuộc thực hiện các chuyên đề thanh tra diện rộng theo yêu cầu của Thanh tra tỉnh, UBND tỉnh, Thanh tra Chính phủ.+ Phối hợp với Văn phòng, phòng Tổng hợp – Pháp chế và Trưởng các Đoàn thanh tra theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh tra, quyết định xử lý kết quả thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật thuộc phạm vi trách nhiệm của Thanh tra tỉnh, UBND tỉnh theo phạm vi lĩnh vực phòng được phân công 6. Phòng Thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng khối các ngành Nội chính – Văn xã (Gọi tắt là Phòng nghiệp vụ III):a) Cơ cấu tổ chức: Trưởng phòng, 02 Phó Trưởng phòng và cán bộ, thanh tra viên. b) Chức năng, nhiệm vụ:Phòng Nghiệp vụ III có chức năng tham mưu giúp Chánh thanh tra thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi toàn tỉnh. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ về thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng trong khối các ngành Nội chính – Văn xã, với các nhiệm vụ chủ yếu:- Chủ trì phối hợp với Văn phòng, phòng Tổng hợp – pháp chế và các phòng chuyên môn khác xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và kê khai tài sản, thu nhập trong địa bàn toàn tỉnh; đồng thời xây kế hoạch tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng đối với các sở, ban, ngành và tổ chức cá nhân thuộc lĩnh vực được phân công; – Tham mưu triển khai thực hiện chương trình kế hoạch đã được phê duyệt; thực hiện các cuộc thanh tra chấp hành chính sách luật pháp trên các lĩnh vực thanh tra kinh tế – xã hội, phòng chống tham nhũng; kiểm tra, xác minh, giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo; soát xét kết luận việc giải quyết các vụ việc thuộc các đơn vị được phân công;- Phối hợp với Văn phòng, phòng Tổng hợp – Pháp chế tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; hướng dẫn và tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về việc chấp hành pháp luật phòng, chống tham nhũng và kê khai tài sản, thu nhập cho toàn ngành thanh tra và cho thủ trưởng các ngành, các cấp thuộc tỉnh;- Đề xuất các biện pháp nhằm chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà nước về việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và công tác kê khai tài sản, thu nhập trong phạm vi toàn tỉnh;- Tổng hợp báo cáo tình hình kết quả công tác phòng, chống tham nhũng và công tác kê khai tài sản, thu nhập trong địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời tổng hợp báo cáo kết quả công tác thanh tra kinh tế – xã hội; tiếp dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vưc phòng được phân công; – Phối hợp với Văn phòng, Phòng Tổng hợp – Pháp chế và phòng, chống tham nhũng, Trưởng các đoàn thanh tra theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh tra, quyết định xử lý kết quả thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật thuộc phạm vi trách nhiệm của Thanh tra tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh thuộc phạm vi lĩnh vực được phân công.