Trung Quốc

Tân Hoa Xã cay cú chỉ trích Mỹ ngay trước Đối thoại Shangri-la

Reuters ngày 29/5 đưa tin, hôm qua Thứ Sáu Trung Quốc và Mỹ tiếp tục chỉ trích nhau xung quanh căng thẳng trên Biển Đông. Mỹ nói hành động của Trung Quốc đã phá hoại luật pháp quốc tế, can thiệp vào tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế ở Biển Đông. Bắc Kinh thì tiếp tục (luận điệu xuyên tạc) rằng họ có “chủ quyền lãnh thổ” đối với Biển Đông.

“Họ gặp nhau, bóp méo sự thật, phóng đại sự khác biệt, đổ thêm dầu vào lửa, vì vậy đối thoại đã đi chệch hướng tăng cường giao lưu và tin tưởng lẫn nhau”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter lên án mạnh nhất các hành động leo thang của Trung Quốc ở Trường Sa có lẽ là tâm điểm Tân Hoa Xã muốn ám chỉ. Ảnh: AFR.

Brent Colburn, người phát ngôn Lầu Năm Góc đang tháp tùng Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter tại Singapore dự Đối thoại Shangri-la đã tuyên bố, Trung Quốc đã tạo ra một bầu không khí không chắc chắn trong một hệ thống dựa trên sự chắc chắn và thỏa thuận. Hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa Xã thì tỏ ra cay cú hơn khi cho rằng, một số người tham dự Đối thoại Shangri-la để “độc chiếm quyền phát biểu trong lĩnh vực an ninh quốc tế”.

“Họ gặp nhau, bóp méo sự thật, phóng đại sự khác biệt, đổ thêm dầu vào lửa, vì vậy đối thoại đã đi chệch hướng tăng cường giao lưu và tin tưởng lẫn nhau”, Tân Hoa Xã luôn miệng chỉ trích.

Trước khi Đối thoại Shangri-la khai mạc tối qua, ông Tôn Kiến Quốc – Phó Tổng tham mưu trưởng và là trưởng đoàn Trung Quốc đã tổ chức một loạt các cuộc tiếp xúc song phương với trưởng đoàn Nhật Bản Hideshi Tokuchi và Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh.

“Chúng tôi tin rằng thông qua hợp tác lẫn nhau giữa hai bên sẽ có thể giải quyết tranh chấp Biển Đông”, ông Tôn Kiến Quốc nói với báo chí về cuộc hội đàm với tướng Nguyễn Chí Vịnh.

Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng, trên Biển Đông có những tranh chấp song phương giữa Việt Nam với Trung Quốc như quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp toàn bộ từ năm 1974 đến nay) và cửa vịnh Bắc Bộ, nhưng quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) hiện là tâm điểm tranh chấp của 5 nước 6 bên, không có đàm phán song phương nào giải quyết được – PV.

Chỉ vài giờ trước khi khai mạc Đối thoại Shangri-la, Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc đã đặt hệ thống pháo phòng không (bất hợp pháp) ngoài đảo nhân tạo nước này xây dựng (bất hợp pháp) ở Trường Sa. Bên cạnh cuộc tranh luận tại các diễn đàn mở, có khoảng 200 cuộc tiếp xúc song phương bên lề Đối thoại Shangri-la diễn ra trong phòng họp kín.

Hồng Thủy/ GDVN

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP