Loạn các khóa học 'giúp con học giỏi'

'Con bạn học dốt, bị bạn bè chê cười? Chỉ cần tham gia khóa học này phụ huynh sẽ giúp con mình học giỏi', 'Bạn có muốn nuôi dạy con toàn diện theo phương pháp của người Nhật?'... là những lời quảng cáo rất hấp dẫn thu hút sự quan tâm của phụ huynh.

Nữ sinh trường chuyên Nghệ An "chuẩn con nhà người ta"

Phương Thanh học tại trường chuyên số 1 ở Nghệ An, thành tích luôn nằm trong top đầu của lớp, đạt nhiều giải thưởng học sinh giỏi, lại thông thạo tiếng Anh, sở hữu giọng hát trong trẻo và ngoại hình xinh đẹp.

Mồ côi, bệnh tật vẫn học giỏi

Vừa sinh ra, những em bé này đã rơi vào hoàn cảnh mồ côi, bệnh tật. Ý chí vượt qua nghịch cảnh, và nỗi khát khao tri thức của các em khiến nhiều người cảm phục…

Mẹ của những nữ sinh giành học bổng “khủng” chia sẻ bí quyết dạy con

Ngày con gái bước lên máy bay sang trời Tây học tập là ngày mà lòng của những người mẹ “nóng như lửa đốt”, trằn trọc, lo lắng cho gái. Nhưng rồi các cô con gái nhỏ đó đã không làm gia đình thất vọng, những thành công bước đầu của họ như những hoa trái kết nụ từ sự chăm sóc, bảo ban của những người làm cha, làm mẹ.

Cậu học trò dân tộc Ca Dong đi du học Nga

Hồ Minh Đức mồ côi cha từ năm lên 9 tuổi, là anh cả trong một gia đình nghèo có 4 anh em. Gia cảnh khó khăn, nhưng cậu học trò nghèo chưa hề nản chí.

Cô bé quê lúa hát hay, học giỏi

Khi được hỏi bí quyết để vừa hát hay vừa học giỏi, Như nói rằng “Cháu không có bí quyết chi, chỉ có say mê thôi, đặt việc học tập lên hàng đầu, học mà vẫn hát, hát mà không quên học”.

Hà Tĩnh: Nỗi đau tột cùng của cô bé học giỏi phải nghỉ học vì không có tiền chữa trị chân

Ngày mẹ mất vì không có tiền chạy chữa bệnh tật, Phạm Thị Linh, một học sinh lớp 8 học rất giỏi ở xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh hứa trước vong linh mẹ sẽ cố học thật giỏi để có ngày trở thành bác sỹ cứu những người bị bệnh như người mẹ thân yêu của mình.

Hà Tĩnh: Tôn vinh 26 trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi nhân Ngày Dân số Việt Nam

Thời gian qua, công tác dân số ở tỉnh ta đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, rõ nét nhất là việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình trở thành phong trào sâu rộng. Hàng ngàn cặp vợ chồng đã tự nguyện lựa chọn thực hiện mô hình gia đình hai con, khỏe mạnh, hạnh phúc. Bên cạnh đó, toàn tỉnh đã triển khai nhiều mô hình, đề án can thiệp nhằm giảm một cách bền vững tỷ lệ sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, từng bước giảm sự mất cân đối về cơ cấu dân số theo độ tuổi, theo giới tính. Qua đó, một số chỉ tiêu như: Tỷ suất sinh thô, số con trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm đáng kể. Hà Tĩnh cũng đã tổ chức biểu dương tôn vinh hàng nghìn gia đình sinh con một bề là gái và không sinh thêm con thứ ba, cùng hơn 1 nghìn cháu gái chăm ngoan học giỏi vượt qua những quan niệm lạc hậu, vượt khó vươn lên xây dựng gia đình văn hóa. Tuy nhiên, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn vẫn còn những diễn biến thể hiện sự không ổn định và thiếu bền vững. Nhất là tình trạng sinh con thứ 3 vẫn đang có biểu hiện gia tăng,  chênh lệch giới tính ở mức đáng báo động.

Nữ sinh học giỏi suốt 12 năm bị cướp sát hại trong đêm

Sáng 21/1, công an huyện Đức Cơ (Gia Lai) cho biết đang phối hợp với phòng PC45 công an tỉnh điều tra vụ giết người xảy ra ở một gia đình ở thôn Ia Tang, xã Ia Kla, huyện Đức Cơ. Trước đó, vào khoảng 0h30 ngày 21/1, công an huyện Đức Cơ nhận được tin báo về vụ giết người khiến cả gia đình gồm 2 người thiệt mạng, 2 bị thương.

Can Lộc: Nguyễn Thị Cúc, sinh viên “vượt khó, học giỏi”

Sinh ra và lớn lên trong một ngôi làng nhỏ, thuộc xã Sơn Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) Nguyễn Thị Cúc được biết đến là  một người con ngoan – trò giỏi. Gia đình Cúc thuộc diện khó khăn (vùng 135). Bố Cúc bị mất gần như hoàn toàn sức lao động sau một tại nạn, mọi thứ chỉ trông chờ vào đôi vai gây của mẹ với mấy sào ruộng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Cúc từ bỏ niềm đam mê học tập của mình.

Trao hơn 32 triệu đồng tới em Trần Đức Hoàng

PV Dân trí vừa cùng chính quyền xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tới thăm và trao số tiền 32.530.000 đồng của bạn đọc báo Dân trí tới em Trần Đức Hoàng nhân vật trong bài viết “Cảm phục cậu bé mù vẫn học giỏi 8 năm liền”.

Thạch Hà: Tân thủ khoa nhà nghèo, học giỏi

Để thỏa chí đam mê môn Vật lý và những ứng dụng của nó trong đời sống, Nguyễn Sỹ Đạt (cựu học sinh lớp 12A1 – Trường THPT Lý Tự Trọng, Thạch Hà) quyết tâm thi vào khoa Kỹ thuật điện – điện tử (ĐH Hà Tĩnh). Với 28,5 điểm (làm tròn), Đạt đỗ thủ khoa khối A1 – Trường ĐH Vinh (do ĐH Hà Tĩnh không tổ chức thi tuyển nên Đạt phải chọn ĐH Vinh thi đăng ký nguyện vọng 1 vào ĐH Hà Tĩnh).

Chủ nhân điểm 10 môn Lịch sử chia sẻ bí quyết học giỏi Sử

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014, em Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh -học sinh Trường THPT Huỳnh Thị Hưởng (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) là một trong hai thí sinh của tỉnh An Giang đạt điểm 10 môn Lịch sử. Quỳnh Anh cho biết em rất thích xem phim tài liệu để học tốt môn Sử.

Nữ Thủ khoa môn Địa lý giàu nghị lực, vượt khó, học giỏi

Trong những ngày trung tuần tháng 12 năm nay, khắp thôn Bắc Tiến, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên đều ngập tràn niềm vui, hạnh phúc khi trong làng có một học sinh nghèo – một người con quê hương đầy nổ lực, vượt lên số phận giành lấy kết quả cao nhất trong học tập và rèn luyện.

Hương Sơn: Cảm phục hai chị em không cha, mồ côi mẹ học giỏi

Sinh ra không biết mặt cha, người mẹ hiền cũng từ giã cõi đời vì căn bệnh ung thư. Trong căn nhà tranh mục nát chỉ còn 2 chị em rau cháo nuôi nhau qua ngày. Dù đã bước vào ngõ cùng của đói nghèo nhưng hai chị em vẫn vươn lên học giỏi.

“Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên vượt khó

Tối 31/8, tại thành phố Vinh, Nghệ An, Báo Tuổi trẻ Tp Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo 4 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình tổ chức trao học bổng “Tiếp sức đến trường” dành cho 160 tân sinh viên vượt khó, học giỏi của 4 tỉnh.

“Dị nhân” 15 năm không ăn cơm, học giỏi, hát hay

Giữa một cù lao bốn bề sông nước ở miệt vườn Tây Nam bộ, có một cô bé 15 tuổi, vừa học xong lớp 9, chưa bao giờ ăn một hạt cơm. Song cô bé ấy học rất giỏi và hát cũng… rất hay.

Hưng Sơn: Nỗi lo của cô bé học giỏi có bố mẹ nghèo khó tật nguyền

Không giống như nhiều thí sinh khác, được cha mẹ trực tiếp đưa đón đi thi thì Nguyễn Thị Lành (xóm 8 – xã Sơn Phú – Huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh) phải nhờ người quen đưa ra Hà Nội thi đại học. Cha mẹ Lành đều bị tật nguyền, họ chưa bao giờ ra khỏi địa phương.

CT tỉnh Nam Định: Không nhận tại chức vì Nam Định là tỉnh học quá giỏi

Lý giải nguyên nhân UBND tỉnh Nam Định tiếp tục nói không với bằng tại chức trong thông báo tuyển dụng công chức năm 2013, gây xôn xao dư luận tại tỉnh này, theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh cho hay: vì chất lượng đào tạo của tại chức thấp, thứ hai là vì Nam Định là tỉnh học quá giỏi…

TOP