Tưởng chừng như việc ‘dẹp’ nạn xe quá tải, xe cơi nới ở điểm nóng Kỳ Anh sẽ khó thực hiện được hoạt động sẽ vẫn là “con số 0”. Tuy nhiên, từ đầu năm 2015 tới nay, bằng việc đồng loạt ra quân xử lý, tình trạng xe quá tải, xe cơi nới tại ‘lãnh địa xe quá tải’ mà PV đã dày công phản ánh gần như không còn.
“Nghe cả trăm cuộc điện thoại can thiệp”
Trước đây, khi nhắc tới huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), cái đầu tiên người ta nhớ tới là đại công trường Formosa – nơi xe quá tải, xe cơi nới thành thùng “mặc sức” tung hoành.
Những tưởng, Hà Tĩnh sẽ phải “đau đầu” với “cuộc chiến” chống xe quá tải, xe cơi nới nhưng ngay đầu năm 2015, với sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng liên ngành: CSGT, thanh tra GT, , CSCĐ, sở TNMT, cục QLĐB II, trạm cân xử lý cương quyết, không có “vùng cấm” thì cuộc chiến chống xe quá tải, xe cơi nới tại “điểm nóng” Kỳ Anh đã có sự bứt phá “ngoạn mục”.
Hình dáng mới của những chiếc “hổ vồ” sau khi bị cắt gọt. |
Nhiều DN đã chủ động mang xe đi cắt gọt trước sự quyết liệt từ cơ quan chức năng. |
Cả ngày và đêm 19/1, PV VietNamNet “theo chân” tổ công tác liên ngành để tận mắt việc xử lý xe quá khổ, quá tải.
Tổ công tác chia thành 2 “mũi”: tổ 1 sẽ kiểm tra dọc QL 1A tới ngã ba Formosa, tổ thứ 2 sẽ xử lý từ QL 12C rồi vòng qua QL 1B – những nơi mà trước đây báo VietNamNet đã từng phản ánh rất nhiều lần về tình trạng xe quá tải tung hoành.
Cả tổ làm việc liên tục, có chăng chỉ nghỉ ngơi được lúc ăn cơm rồi lại lên đường. Mặc dù cường độ làm việc cao (20/24h, 7 ngày trong tuần) các thành viên cũng mệt mỏi nhưng nhờ sự động viên lẫn nhau, anh em đều cố gắng.
Đại úy Nguyễn Quốc Hùng, Phó trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Hà Tĩnh, trực tiếp chỉ đạo tổ liên ngành cho biết, khi bắt đầu mới triển khai (28/12/2014), lực lượng gặp rất nhiều khó khăn, mà xuất phát chủ yếu từ sự đối phó của cánh lái xe, chủ xe.
Cứ mỗi lần tổ chuẩn bị xử lý một xe nào đó thì y như rằng, lái xe sẽ đóng cửa bỏ đi hoặc tìm cách “câu giờ” chờ “cứu viện”. Vài phút sau, sẽ có người gọi điện “can thiệp”.
“Một ngày tôi phải nghe cả trăm cuộc điện thoại để nhờ vả, xin cho xe A, nhẹ tay với xe B nhưng chúng tôi đã quán triệt từ trước, xử lý mạnh tay, không có trường hợp nào được “ưu tiên”.
Khi “xin” không được, có nhiều người chuyển qua đe dọa cả tính mạng của tôi và các anh em trong tổ. Giờ trong Kỳ Anh, tôi bị nhiều người ghét lắm”, Đại úy Hùng chia sẻ.
Nạn xe quá tải ở Hà Tĩnh đã gần như không còn. |
Người dân Kỳ Anh còn lạ mắt với hình dáng mới của những chiếc “hổ vồ” (Hình ảnh ghi nhận trên QL 12C, đoạn qua xã Kỳ Tân). |
Trong khoảng gần 20 ngày, tổ liên ngành đã phát hiện 230 trường hợp, chủ yếu là quá hạn đăng kiếm (170 xe), quá tải (40 xe) và 20 phương tiện cơi nới thành thùng.
Qua đó, xử phạt gần 1 tỷ đồng. Ngoài ra, yêu cầu các DN cắt 40 xe, vận động cắt thêm 50 xe “hổ vồ” cơi nới.
“Điểm nóng” đã không còn “nóng”
Theo lời Đại úy Hùng, dọc các tuyến QL 1A, QL 1B, QL 12C hay ngã ba Formosa (xã Kỳ Liên) những chiếc “hổ vồ” vẫn lưu thông.
Tuy nhiên, thay vì chất đầy VLXD với thành thùng cơi nới như trước, nay các xe đã bị “cắt gọt”, chở đúng tải không như trước kia, khi báo VietNamNet phản ánh.
Hổ vồ” được “phẫu thuật” trả lại nguyên trạng ban đầu. (Hình ảnh tại xã Kỳ Trinh) |
Có nhà nằm ngay sát QL 12C, nơi trước đây xe quá tải thường xuyên chạy qua, ông Hoàng Văn Huề (45 tuổi, trú thôn Trường Lạc, xã Kỳ Tân, Kỳ Anh) vui mừng, trước kia xe chở đá chạy cả ngày lẫn đêm, không ai dám ra đường. Nhưng khi lực lượng chức năng làm việc mạnh, xe quá tải đã giảm 60 – 70% so với trước. Trong số đó, nhiều xe đã bị cắt phần cơi nới.
Là một trong những DN đi đầu trong việc cắt bỏ phần cơi nới, ông Bùi Ngọc Am, Công ty CP SXKDVLXD Hà Tĩnh – chủ mỏ đá Cơn Tria cho biết, toàn bộ xe chở VLXD cho mỏ (khoảng 35 xe) đã được “cắt gọt” và mỏ đá hỗ trợ 50% chi phí cắt xe cho các DNVT. Nếu phát hiện xe nào chở quá tải thì sẽ không cho chở nữa.
Trước đây, một xe “hổ vồ” có thể chở 30-40 tấn, thậm chí là 70 tấn hàng với thùng cao ngất thì nay khi “gọt” chỉ chở được khoảng 9-10 tấn (khoảng 6-7 khối).
Ban đầu, lái xe, chủ xe còn chấp hành theo kiểu đối phó. Tuy nhiên, xe chở quá tải bị phạt ở mức phạt cao nên lái xe, chủ xe đã biết sợ. Thêm vào đó là lực lượng chức năng vào cuộc rất mạnh mẽ, tuần tra cả ngày lẫn đêm nên xe quá tải không thể nào lọt được, các DN đã chấp hành chở đúng tải.
Không bất kể đêm hay ngày, lực lượng chức năng mạnh tay xử lý xe quá tải (Tại ngã ba Formosa). |
Tình trạng “ngủ ngày cày đêm” đã không còn tái diễn (Hình ảnh tại Ngã ba Formosa). |
“Thời điểm hiện tại, có thể khẳng định tình hình xe quá tải Kỳ Anh gần như không còn.Rất nhiều các DNVT đã chủ động cắt thành thùng cơi nới. Đặc biệt nhiều xe có trước Thông tư 32 (thùng nguyên bản cáo 1,5 mét) nhưng cũng tự động cắt bỏ chiều cao. Điều này rất đáng hoan nghênh”, Đại úy Hùng thông tin thêm.
Theo ghi nhận, trước sự quyết liệt của lực lượng chức năng, một số DNVT ở các tỉnh như Quảng Bình, Quảng Ninh…đã chủ động “rút” xe về. Còn số khác thì vẫn đang “nằm chờ” để “nghe ngóng” tình hình, nếu lực lượng chức năng buông lỏng hoặc “rút quân” thì vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái diễn xe quá tải.
“Chúng tôi làm việc tới khi nào thực sự hết xe quá tải, quá khổ mới thôi. Chứ không phải theo chuyên đề hay ra quân. Những nơi mà báo VietNamNet thường xuyên phản ánh giờ đã không còn xe quá tải nữa. Cứ đà này, Hà Tĩnh chắc chắn sẽ dẹp được nạn xe quá tải”, Đại úy Hùng nói.
XEM VIDEO:
Khoảng 30-40% nhà thầu Formosa đồng ý tăng giá cước vận tải: Khi chưa cắt bỏ cơi nới thì xe chở được khoảng 35m3 (50-60 tấn) với giá cước 55.000 đồng/m3. Nhưng khi cắt gọt chỉ chở được 7m3 (tương đương 9 tấn) thì nhiều DN gặp khó. Sau đó, các DN đã họp bàn đề nghị các nhà thầu Formosa nâng giá cước. Tới thời điểm này, đa số trạm trộn đã đồng ý tăng giá; một số ít nhà thầu thi công mặt bằng đồng ý tăng (thêm 80.00/m3), còn lại đang báo với Formosa. “Như vậy, có khoảng 30 – 40% đồng ý nhà thầu nâng giá cước. Tất cả được bù vào chi phí vận chuyển”, ông Bùi Ngọc Am, Chủ mỏ đá Cơn Tria, người được bầu giữ |
Văn Đức