Để đảm bảo việc mua nhà không gây ra khó khăn và bất ổn về tài chính trong tương lai, hãy đảm bảo không mắc phải những sai lầm dưới đây.
Bỏ qua quy luật cung - cầu
Thực tế, có rất nhiều người rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả vì không cân nhắc hoặc tự phá vỡ ngân sách đặt ra. Chẳng hạn, khi thấy một ngôi nhà ưng ý nhưng vượt quá khả năng tài chính; một số người lựa chọn vay mượn (từ ngân hàng, bạn bè, người thân); với mức vay cao hơn dự kiến ban đầu. Điều này gây không ít rắc rối; nhất là khi có sự cố và bạn không thể chi trả. Vì thế, bạn nên lựa chọn những bất động sản phù hợp; sao cho khoản tiền tích lũy mà bạn có tương đương 50-70% giá trị bất động sản đó.
Nhà cửa là tài sản lớn, trừ trường hợp mua đi bán lại để kiếm lời thì hầu hết những người trẻ mua nhà lần đầu thường phải rất tiết kiệm. Do đó, điều cần thiết là phải cân nhắc về vấn đề tài chính để tránh những sai lầm khi quyết định bỏ tiền mua nhà. |
Nếu tích lũy được một số tiền nhỏ, tốt nhất nên chọn mua vài bất động sản rẻ tiền, thay vì dồn hết cho một cái đắt để làm giảm rủi ro, tăng cơ hội có tỷ suất lợi nhuận cao hơn?
Theo nhiều chuyên gia bất động sản phân tích, nên tìm kiếm bất động sản tốt nhất trong khả năng của mình, vì nó dễ tiếp cận đến những người mua có thu nhập cao, sẵn sàng trả giá tốt để được ở nơi tốt. Ngoài ra, theo thời gian, những bất động sản loại này vẫn luôn là loại được tìm kiếm.
Mất cơ hội vì tâm lý “chậm mà chắc”
Bị vuột mất cơ hội trong khi đang tìm hiểu pháp lý là điều nhiều người mua nhà đã gặp phải. Tâm lý “chậm mà chắc” lúc này có đúng?
Người mua nhà đất không thể bỏ qua các bước kiểm tra tính pháp lý như kiểm tra thông tin trên giấy chứng nhận, kiểm tra thông tin trực tuyến, hỏi cán bộ tại phòng quản lý đô thị quận/huyện, xin văn bản trả lời về chứng chỉ quy hoạch… Để thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra pháp lý trên nhằm đảm bảo 100% mức độ yên tâm sẽ tốn khá nhiều thời gian.
Giải pháp để không muốn bị vuột mất cơ hội nhưng vẫn đảm bảo giao dịch an toàn, không gặp những vướng mắc về sau là người mua có thể tiến hành kiểm tra nhanh trên giấy chứng nhận và kiểm tra trực tuyến.
Bước tiếp theo là đặt cọc cho người bán, kèm theo những điều khoản ràng buộc liên quan đến việc kiểm tra thông tin quy hoạch, hoặc đề nghị người bán hợp tác cùng xin chứng chỉ quy hoạch. Nếu kết quả không giống như thỏa thuận thì người bán phải trả lại tiền đặt cọc, còn nếu không có vấn đề phát sinh thì giao dịch sẽ tiếp tục diễn ra.
Không xem đến 10 căn nhà
Cho rằng xem đến 10 căn nhà sẽ tốn thời gian mà không thật sự cần thiết là một sai lầm của rất nhiều người mua nhà. Một trong những quy tắc khi mua nhà là quy tắc kết nối. Người mua nhà nên đi xem tối thiểu 10 căn nhà để lựa chọn và đưa ra quyết định. Càng mất công sức đi tìm hiểu và xem xét càng nhiều thì người mua càng có thêm dữ liệu để so sánh, đánh giá ngôi nhà nào là phù hợp và mức giá có quá chênh lệch so với thị trường hay không. Khi đó, cơ hội mua được ngôi nhà tốt sẽ càng nhiều hơn.
Tần suất đi xem nhà của người mua để ở cũng nên cao hơn so với người mua để đầu tư do nhà để ở là nơi sinh sống ổn định lâu dài.
Không tìm hiểu kỹ lý lịch về chủ đầu tư
Trong thị trường bất động sản sôi động, bên cạnh những nhà phát triển bất động sản, chủ đầu tư uy tín, không ít đơn vị “có vấn đề”, thậm chí có dấu hiệu lừa đảo. Chọn không đúng nơi để “gửi vàng” có thể đẩy khách hàng đến tình cảnh mua nhà trên giấy khi dự án chưa hoàn thiện về thủ tục, chưa được giải phóng mặt bằng hoặc chưa hoàn tất thỏa thuận giải phóng mặt bằng….Đây là những rủi ro không ít người gặp phải do lựa chọn nhầm những nhà phát triển không đáng tin cậy.
Không xem xét kỹ cơ sở hạ tầng xung quanh
Nhiều người không xem xét cơ sở hạ tầng xung quanh; đường xá có thuận tiện không, có xảy ra tình trạng ngập nước, kẹt xe thường xuyên không, có tiện lợi để di chuyển tới chỗ làm, trường học của bạn và các thành viên trong gia đình không; có gần các dịch vụ tiện ích như siêu thị, bệnh viện, trường học…? Những điều này có thể gây bất tiện cho gia đình bạn và khiến bạn cảm thấy ngôi nhà/căn hộ ấy là sự lựa chọn sai lầm chỉ sau một thời gian ngắn sinh sống.
Không chuẩn bị khi bán lại bất động sản
Các chương trình thực tế thường cho thấy người ta sửa chữa nhà rồi bán qua tay rất nhanh chóng và dễ dàng. Thực tế khắc nghiệt hơn nhiều .
Ngoài chi phí này, bạn có thể còn tốn thêm các chi phí khác như giải quyết rắc rối với hàng xóm, xin phép chính quyền sửa chữa cải tạo, và tốn nhiều thời gian hơn bạn tưởng. Người ít kinh nghiệm có thể mua nhà và lâm vào cảnh nợ, thay vì lợi nhuận như họ tưởng.
Không có kế hoạch
Theo các chuyên gia bất động sản cho rằng một trong những điều quan trọng nhất là phải có kế hoạch cụ thể với căn nhà của mình, chẳng hạn bạn mua về sửa rồi bán lại ngay, hay giữ lại cả chục năm sau mới bán. Với mỗi định hướng, nhà đầu tư cần có kế hoạch cụ thể không sớm thành phá sản.
Quá phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính
Nhiều người ảo tưởng rằng có thể dễ dàng dùng đòn bẩy tài chính - dùng tài sản của mình thế chấp để vay tiền, mua thêm căn nhà khác, và lặp lại liên tiếp. Điều này nghe rất hấp dẫn?
Tuy nhiên, điều này chỉ hiệu quả khi bạn đầu tư đúng loại bất động sản. Thường sai lầm của nhiều người là dùng đòn bẩy cho những bất động sản kém cỏi. Điều đó khiến bạn dễ mắc kẹt ở một tài sản ít giá trị, thậm chí mất giá, nhưng bạn vẫn phải trả lãi cho nó. Trường hợp tệ nhất có thể khiến bạn rơi vào vòng xoáy bất ổn, thậm chí phá sản.
Vậy bạn nên làm gì nếu đã dồn tiền vào một bất động sản không thể tăng giá?
Điều đầu tiên bạn cần làm là xin lời khuyên của chuyên gia. Nếu họ đề xuất bán đi, đừng chần chừ, ngay cả nếu bị lỗ. Bởi sau cùng, đầu tư thành công là biết thời điểm để cắt lỗ. Việc giữ lại ngôi nhà đó chỉ càng tiếp tục khiến bạn mất tiền thêm.
Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu rõ bất động sản nào sẽ có cơ hội tăng giá khi thị trường ấm trở lại. Nói chung, một số bất động sản không thể trở lại giá vốn, đặc biệt khi chúng thuộc diện ít có nhu cầu, khó cho thuê, và ở khu vực tăng trưởng thấp. Tất cả đều quay trở lại với việc mua đúng vị trí.
Kỳ vọng thương lượng giảm giá thêm vào phút chót
Sau khi kiểm tra kỹ pháp lý ngôi nhà và thống nhất về giá cả, hai bên đi đến bước ký hợp đồng mua bán. Ở bước này, nhiều người mua kỳ vọng có thể tiếp tục thương lượng để giám giá thêm vì cho rằng người bán sẽ “xuống nước” cắt thêm một khoản vì không muốn mất thời gian và công sức rao bán lần nữa. Tuy nhiên khả năng này không dễ xảy ra. Thực tế đã có nhiều giao dịch không thể thành công do những bất đồng xảy ra ở bước này.
Khi mua nhà, sau khi khảo sát và xem kỹ chất lượng công trình, tính pháp lý, phong thủy… nếu thấy công việc sửa chữa tốn nhiều chi phí và có nhiều điểm chưa hài lòng thì người mua có thể thương lượng giảm giá ngay với người bán để giao dịch được thuận lợi và nhanh chóng hơn trong những bước sau.
Tác giả: Tiểu Thúy
Nguồn tin: tieudung.vn