Phóng sự - Ký sự

Ngư dân Hà Tĩnh: Mong mỏi chờ ngày vươn khơi xa (Bài 2)

Đã mấy tháng nay, đa phần người dân từ hoang mang mà trở thành “bài trừ” với cá biển trong bữa ăn. Sự hoang mang, thông tin ẩn dật đã khiến nhiều người dân trở nên bỏ thoái quen ăn cá biển, có lẽ, đã qua 4, 5 tháng nhiều gia đình không màng đến cá biển. Ngư dân như gặp cơn sốt rét giữa tiết trời mùa hạ, cá đi về không ai mua, chẳng ai dám ăn. Ngay đến ngư dân nhìn những con cá tươi ngon mà cũng chẳng biết có nên ăn hay nên thôi, bởi một điều sợ cá đã bị nhiễm độc. Công cuộc bám biển của ngư dân gặp biến, khi mà mong ước ra khơi trở thành nỗi niềm, khắc khoải của chính họ. Trong họ luôn giữ một niềm mong muốn được ra khơi bám biển.

Nghề biển vốn đã thu nhập bấp bênh, vất vả… nay trở nên điêu đứng hơn khi vào hồi tháng 4, vùng biển Kỳ Anh-Hà Tĩnh xuất hiện hàng loạt cá chết trôi dạt vào bờ làm cho ngư dân trở nên chao đảo giữa biển khơi.

Sau những sự cố ô nhiễm môi trường biển, ngư dân mong muốn được vươn khơi xa

Sau những sự cố ô nhiễm môi trường biển, ngư dân mong muốn được vươn khơi xa

      Ông Dương Kim Mậu-Chủ tịch xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà, cho biết: Toàn xã có hơn 200 hộ theo nghề biển, có 168 thuyền khó khăn chung của ngư dân cũng là khó khăn của xã nhà, năm này thất thu ngân sách cũng khá nhiều cô ạ…”.

       Tìm về Khu tái định cư (KTĐC) Kỳ Lợi-Kỳ Phương, Thị xã Kỳ Anh, một khung cảnh đìu hiu đang bao trùm nơi đây, nhà nhà người người ngồi tụm 3, tụm 7 không biết làm gì, bao đời họ sống dựa vào nghề biển nay biển bị nhiễm độc đành đẩy thuyền lên bờ. Anh Quang (KTĐC Kỳ Lợi) ngồi trên bờ nhìn ra biển, đôi mắt ngóng trông, đượm buồn: “Từ ngày cá bị nhiễm độc chết trôi dạt vào bờ, tui cũng nghĩ đi biển, vì đi về không ai mua, không ai ăn. Sau này có tỉnh mua cho nhưng cũng không muốn đi vì giờ cá ít hẳn. Ngay cả bọn tui đi về cũng không dám ăn, sợ cá nhiễm độc, nói thật tui tuổi già rồi chỉ thương con cháu, ăn phải cá nhiễm độc hại cả một thế hệ sau”. Con thuyền bám biển là sự khát khao, đam mê, hi vọng sống của ngư dân, nay con thuyền phải nằm trên bờ bao tháng nay, niềm khao khát bị thiêu cháy. Nỗi mất mát, niềm đau nào ai hiểu bằng chính chủ nhân của nó?

Anh Tuấn trao đổi với Phóng viên về những khó khăn của ngư dân trong mấy tháng qua

Anh Tuấn trao đổi với Phóng viên về những khó khăn của ngư dân trong mấy tháng qua

        Tâm sự với chúng tôi, ngư dân Nguyễn Anh Tuấn (KTĐC Kỳ Lợi) đưa mắt nhìn ra khơi mà mong muốn: “Ngày trước, nhờ đi biển ngày có khi 7-8  triệu bạc dễ lắm, nhiều người đi lặn cũng thế, lặn tiếng cũng có 1-2 triệu. Ngày đó, cá về người ta tranh nhau mua, nay đi về cũng chẳng có ai đoái hoài, bao đêm tôi khóc vì thương vợ, thương con, thương cho chính bản thân mình và bao ngư dân khác. Nhiều lúc nằm ngủ trăn trở muốn chuyển nghề, nhưng biết làm gì bây giờ  khi đã quen với việc bám biển. Ruộng đồng đất đai ở đây làm gì có.

       Niềm mong ước của ngư dân là chính đáng, chỉ có ngư dân mới đưa đại dương kia gần hơn với đất liền, nối hai dải thành một hình chữ S đẹp đẽ. Biển đã nuôi sống họ và gia đình bao đời nay, biển là lẽ sống, là mưu sinh của chính ngư dân. Chính vì thế, biển đau là họ đau, biển reo hò cũng chính như họ đang reo vui cùng.

        Cơn bão nhiễm độc tố đã để lại trong lòng hàng trăm triệu ngư dân nỗi bão lòng. Ngư dân mong chờ biển hồi sinh, mong biển sẽ sớm trở lại như ngày nào.

Mong một ngày không xa những cánh thuyền nhộn nhịp trở lại

Mong một ngày không xa những cánh thuyền nhộn nhịp trở lại

      Vợ chồng anh Quang, chị Vi (Kỳ Lợi) vừa may lại những đoạn lưới bị rách vừa mong mỏi: “Chỉ ước rằng biển sạch sẽ trở lại như trước đây, hỗ trợ mấy cho vừa, biển sạch là cuộc sống sinh sôi trở lại. Hi vọng rằng, chính quyền sớm làm biển sạch và cho dân biết ăn hải sản an toàn khi đó đoàn thuyền lại nườm nượp ra khơi, cập bến. Khi đó, cảnh người mua, người bán trên bến neo đậu này lại sục sôi như ngày nào”.

        Niềm khát khao của ngư dân bám biển đó còn là sự mưu sinh, là kế sinh nhai của hàng trăm triệu ngư dân Hà Tĩnh. Cơn bão độc tố nhiễm độc biển tạm có thể gọi là đã đi qua nhưng để lại trong ngư dân cơn lốc bão lòng. Để xóa cơn bão lòng trong ngư dân không phải ngày một ngày hai mà đó là sự vào cuộc tích cực của các ngành liên quan, chung tay bảo vệ môi trường của nhân loại. Mong rằng biển sớm sạch trở lại để những con thuyền căng buồm lộng gió vươn khơi đưa niềm vui về cho ngư dân miền biển.

Lê Nga

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP