Tấm Lòng Vàng

Ngân hàng CSXH Kỳ Anh: 10 năm đồng hành cùng hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kỳ Anh được thành lập theo Quyết định số 679/QĐ – HĐQT ngày 10/5/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH Việt Nam, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Tĩnh và Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH huyện Kỳ Anh.

Từ những bước đi ban đầu rất nhiều khó khăn như: thiếu cán bộ và cơ sở vật chất phục vụ, trụ sở làm việc còn phải đi thuê mượn, công việc mới mẻ, khối lượng nhiều do nhận nợ bàn giao từ Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT; Nhưng ngân hàng CSXH huyện đã từng bước khắc phục khó khăn, tiếp nối các hoạt động liên tục, không gây ách tắc, triển khai chương trình tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách đạt hiệu quả, đảm bảo quyền lợi của nhân dân.

Sau 10 năm hoạt động, tính đến ngày 31/12/2012 tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng CSXH Kỳ Anh đạt 347.112 triệu đồng, tăng 343.383 triệu đồng so với năm 2003, mức tăng bình quân hàng năm là 31,64%, trong đó nguồn vốn TW đạt 339.575 triệu đồng, nguồn vốn địa phương 7.537 triệu đồng. Về công tác tín dụng, doanh số cho vay trong 10 năm của Ngân hàng CSXH Kỳ Anh là 564 tỷ đồng, vốn cho vay đến được 46.254 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách; doanh số thu nợ là 256,8 tỷ đồng; Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2012 đạt 346.299 triệu đồng (đạt 99,8 % kế hoạch) với 23.154 khách hàng, tăng 342.570 triệu đồng so với năm 2003. Từ 02 chương trình khi mới nhận bàn giao, nay đã và đang thực hiện 10 chương trình tín dụng gồm: hộ nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, học sinh sinh viên, nước sạch và vệ sinh môi trường, hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, dự án KFW, cho vay thương nhân vùng khó khăn, hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở, cho vay tái định cư. Theo đánh giá của Ngân hàng CSXH huyện, hầu hết các hộ chính sách đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, thanh toán nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn. Các tổ chức hội nhận uỷ thác, các tổ tiết kiệm và vay vốn phát huy được vai trò, trách nhiệm trong việc hướng dẫn người vay sử dụng vốn, đôn đốc hộ vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ, người vay quen dần với cách tính toán làm ăn và thực hiện trách nhiệm trả nợ Ngân hàng, dẫn đến chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, nợ quá hạn ngày càng giảm. Tính đến ngày 31/12/2012, tổng nợ xấu chỉ còn 819 triệu đồng, trong đó: nợ quá hạn là 403 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,12% trên tổng dư nợ, giảm 3.833 triệu đồng so năm 2004; Nợ khoanh là 416 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,12% trên tổng dư nợ giảm 826 triệu đồng so với năm 2004 (nợ khoanh và nợ quá hạn chủ yếu là nợ nhận bàn giao từ Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng NN&PTNT). Đánh giá về hiệu quả một số chương trình cho vay trọng điểm, chương trình cho vay hộ nghèo được xem là có quy mô lớn và xuyên suốt trong hoạt động tín dụng của NHCSXH Kỳ Anh. Trong 10 năm, ngân hàng CSXH đã giải ngân cho 30.620 hộ vay, với tổng số tiền 241.732 triệu đồng, doanh số thu nợ là 160.078 triệu đồng. Đến 31/12/2012 có 9.716 hộ còn dư nợ, với số tiền 116.383 triệu đồng; chiếm tỷ trọng 33,6% trong tổng dư nợ, dư nợ bình quân mỗi hộ đạt 12 triệu đồng, tăng hơn 8 triệu đồng so năm 2004. Nợ quá hạn chiếm 0,19%, giảm 18,6% so với khi nhận bàn giao. Điều quan trọng hơn là, vốn đầu tư cho vay hộ nghèo đã tạo điều kiện cho các hộ cải thiện cuộc sống, chuyển biến về nhận thức, cách thức làm ăn; chuyển đổi từ lối sản xuất cây con truyền thống, tự cung tự cấp sang ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo sản phẩm bán ra thị trường như: trồng cây keo, cây gió tràm (Kỳ Lâm, Sơn, Thượng, Lạc, Tây, Hợp); chế biến nước mắm (Kỳ Ninh, Phú, Khang, Xuân), nuôi trồng thuỷ sản (Kỳ Hải, Hà, Ninh), Chăn nuôi lợn kết hợp lắp bể Bioga (Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Lợi, Kỳ Phương),… Chương trình cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH huyện cũng được đánh giá cao về hiệu quả sử dụng vốn. Năm 2003, khi nhận bàn giao từ Kho bạc Nhà nước, dư nợ cho vay của chương trình là 4.053 triệu đồng; trong đó nợ quá hạn là 386 triệu đồng, chiếm 9,5%. Qua 10 năm thực hiện, Ngân hàng CSXH huyện đã giải ngân cho 2.681 hộ vay với số tiền 32.424 triệu đồng, doanh số thu nợ đạt 11.587 triệu đồng. Đến 31/12/2012 dư nợ cho vay đạt 8.549 triệu đồng, nợ quá hạn là 45,9 triệu, chỉ chiếm tỷ lệ 0,5%. Nhiều hộ gia đình qua vay vốn chương trình giải quyết việc làm đã vươn lên làm giàu và tạo được nhiều việc làm cho lao động địa phương, điển hình như bà Cao Thị Đàn (Kỳ Hưng), ông Nguyễn Thanh Minh (Kỳ Hoa) với trang trại chăn nuôi lợn; bà Trần Thanh Thuỷ, Nguyễn Thị Nhiệm (Kỳ Ninh) với mô hình chế biến nước mắm; ông Lê Viết Hừng (Kỳ Lâm), Nguyễn Thanh Tuyệt (Kỳ Sơn) với mô hình trồng cây kết hợp chăn nuôi,v.v… Chương trình cho vay hộ gia đình HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, cho vay hộ nghèo về nhà ở,… đều được triển khai đạt hiệu quả cao. Đáp ứng nhu cầu vay vốn cho 6.153 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vay vốn cho 7.860 sinh viên đi học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Góp phần tích cực làm giảm tỷ lệ HSSV bỏ học vì nguyên nhân gia đình không có khả năng trang trải chi phí; 1.729 hộ vay vốn sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn đã phát huy tốt đồng vốn để vươn lên XĐGN; giúp 1.896 hộ nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở quá tạm bợ dột nát vay vốn để làm nhà với dư nợ cho vay đạt 15.168 triệu đồng. Đặc biệt, sau hơn 2 năm triển khai cho vay chương trình hỗ trợ di dời tái định cư; đến nay dư nợ đạt 7.025 triệu đồng với 239 hộ thực hiện dự án chăn nuôi lợn kết hợp làm bể bioga, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế và môi trường rõ rệt. Nhiều hộ vay sau khi vay vốn đã thực hiện mở rộng quy mô chăn nuôi lên từ 20-50 con sau 3 tháng xuất chuồng lợi nhuận bình quân đạt 3.5 triệu đồng/tháng.
Tác giả bài viết: Huyền Trân

Kỳ Anh

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP