Văn hoá Dân gian

Một nông dân lưu giữ ấn đồng thời Tây Sơn

Được biết ấn đồng nặng 600gam, mặt chính ấn dài 10cm, rộng 7cm, dày 1,3cm, núm ấn cao 5cm. Trên núm ấn có khắc chìm chữ “thượng”. Mặt sau ấn có hai dòng chữ Hán khắc chìm đối xứng nhau. Mặt chính của ấn có khuôn viền nổi bao quanh, trong đó có chín chữ tạo thành ba hàng đứng, mỗi hàng ba chữ theo thể chữ triện rất rõ nét.

Chiều ngày 27-7, ông Lê Bá Hạnh – phó giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh, cho biết ông Đậu Đình Văn, tộc trưởng dòng họ Đậu (xã Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), đang lưu giữ một ấn đồng cổ có niên đại  thời Tây Sơn (1788 -1801).

‘Chiếc ấn đồng thời Tây Sơn đang được ông Đậu Đình Văn lưu giữ’

Qua tìm hiểu được biết vào năm 2003 trong quá trình làm thủy lợi nội đồng, người dân xã Cẩm Hưng phát hiện một ngôi mộ cổ nằm sâu khoảng 1,5m, trong mộ cổ có một số hiện vật không xác định rõ loại hình, một số mảnh vải vụn và chiếc ấn đồng có dòng chữ trên. Sau đó nhân dân xã Cẩm Hưng tiến hành làm thủ tục cải táng ngôi mộ và bàn giao ấn đồng cho UBND xã Cẩm Hưng quản lý.

Mặt sau của ấn được khắc chìm bằng chữ Hán’

Các nhà nghiên cứu văn hóa, các nhà địa phương học và một số người cao tuổi thông thạo chữ Hán đã đến xem và khẳng định chiếc ấn đồng này liên quan đến một nhân vật lịch sử, đó là ông Đậu Khắc Tuấn làm quan dưới triều Tây Sơn (1788 -1891).

Biết ấn đồng là vật quý của dòng họ Đậu nên UBND xã Cẩm Hưng đã ban giao lại cho dòng họ. “Đây là một  hiện vật quý có giá trị liên quan đến một giai đoạn lịch sử của dân tộc đang còn ẩn chứa nhiều dữ liệu quan trọng, do vậy cần được nghiên cứu và bảo lưu”, ông Lê Bá Hạnh khẳng định.

VĂN ĐỊNH – BÁCH KHOA

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP