Cuộc sống

Một lần rủ nam đồng nghiệp về nhà xem Euro, tôi đánh mất luôn vợ đẹp con ngoan

Giờ tôi phải làm sao đây, tôi rối quá!

Tôi từng có một gia đình hạnh phúc, vợ đẹp con ngoan. Cô ấy là hotgirl ở trường đại học. Chúng tôi cưới nhau năm 25 tuổi, và hiện tại sau 5 năm về chung một nhà thì cả hai đã cùng "hái quả ngọt" là cậu con trai đầu lòng đáng yêu. Nhưng cuộc hôn nhân giờ đây lại đang đứng trên bờ vực tan vỡ, chỉ vì một sai lầm tôi mắc phải mà vợ cho rằng tôi không xứng đáng làm bố. Thế là cô ấy ôm con bỏ về nhà ngoại đến nay cũng đã hơn một tuần, và còn soạn sẵn đơn ly hôn bảo tôi ký.

Tôi là một người có công việc đàng hoàng, có sở thích đặc biệt với thể thao, đặc biệt là bóng đá. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ nghĩ chính niềm đam mê của mình lại khiến bản thân rơi vào hoàn cảnh ngày hôm nay. Nói đến đây hẳn những ông bố nào mê bóng cũng đoán được sơ qua vấn đề. Chuyện là mùa giải Euro đang diễn ra, và dĩ nhiên từ khi nó bắt đầu thì tôi chưa bỏ sót một trận nào.

Đi làm thì thôi, chứ ở nhà là tưởng chừng như tôi dính luôn trên chiếc sofa phòng khách. Ở công ty thì ngủ gà ngủ gật nhưng banh bóng thì mắt sáng như sao. Ban đầu tôi chỉ ở nhà xem một mình, nhưng về sau thấy hơi buồn chán nên có rủ một nam đồng nghiệp ở công ty về xem, rồi anh em cùng nhâm nhi vài chén.

Ảnh minh hoạ

Thức khuya, dán mắt vào tivi nhiều bị vợ cằn nhằn suốt ngày đã đành, giờ dẫn thêm một người về thì nhà càng ồn ào hơn nên vợ tôi có vẻ không hài lòng. Nhưng đây chưa phải là "chất kích thích" cho cơn thịnh nộ, nhẫn nhịn của cô ấy. Mà nguyên nhân lớn nhất là trong lúc xem bóng và tranh luận, đồng nghiệp của tôi đã liên tục thốt ra những câu từ nhạy cảm, có phần văng tục và chửi thề.

Lúc trước chưa có con hoặc khi con tôi còn nhỏ chưa hiểu gì thì không sao, nhưng giờ thằng bé đã được gần 5 tuổi nên trong một lần nghe được những lời này từ đồng nghiệp của bố, con đã ngay lập tức học theo và áp dụng. Chưa dừng lại ở đó, đứa trẻ còn nhiều lần cãi mẹ không chịu đi ngủ. Và lý do nó đưa ra là "Tại sao bố xem tivi nhiều mà mẹ lại không mắng bố, tại sao bố xem được mà mẹ lại không cho con xem? Tại sao mẹ bảo thức khuya là không tốt, bắt con đi ngủ sớm nhưng bố không làm giống con gì cả..."

Tất cả những yếu tố này đã góp phần tạo nên "cơn địa chấn" của vợ tôi. Tôi và cô ấy đã cãi nhau to về chuyện này, cô ấy cấm tôi xem bóng nữa nếu không sẽ "làm hư" con, nhưng điều đó làm sao tôi chấp nhận được. Tôi thì vẫn giữ quan điểm con hư hay ngoan là do mình dạy. Mình có thể giải thích và nói rõ cho con hiểu để con không học những điều xấu.

Ảnh minh hoạ


Thế là vợ tôi tức giận ôm con bỏ về nhà ngoại, bảo tôi muốn làm gì làm. Từ đó đến nay tôi dỗ mãi mà cô ấy vẫn chưa nguôi, quá đáng hơn là còn bắt tôi chọn banh bóng hay chọn vợ con. Nếu chọn banh bóng thì cô ấy đã soạn sẵn đơn ly hôn rồi, còn chờ tôi ký nữa thôi! Mọi người thấy vợ tôi có quá đáng không, tôi thật bất lực không biết giải quyết thế nào mới thoả...

Tâm sự từ độc giả [email protected]

Trẻ nhỏ có khả năng ghi nhớ, bắt chước người lớn rất nhanh, đặc biệt là khi các con đang ở trong độ tuổi chưa phân biệt được đâu là điều nên học hỏi và đâu là không, thế nên trẻ sẽ cảm thấy tò mò và muốn tiếp thu mọi thứ cũng là chuyện dễ hiểu.

Tuy nhiên, không phải môi trường nào cũng tốt để trẻ bộc lộ khả năng này. Nếu học tập từ môi trường hoặc đối tượng không phù hợp, điều đó sẽ tác động lớn đến quá trình phát triển lành mạnh của trẻ. Chẳng hạn như trong trường hợp ở trên, trẻ nghe thấy và bắt đầu hình thành sự tò mò về lời ăn tiếng nói của người lớn. Thế nhưng ngôn ngữ giao tiếp của người lớn lúc này lại hoàn toàn tiêu cực, không phù hợp với độ tuổi của trẻ. Thêm vào đó, trẻ còn bắt chước những thói quen xấu.

Đây là một vấn đề đáng lo ngại, bởi vì những tác động tiêu cực từ môi trường sống sẽ hình thành những thói quen, tư duy và cách ứng xử không phù hợp ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm và xã hội của trẻ trong tương lai.

Chính vì vậy, vai trò của cha mẹ và những người lớn xung quanh trẻ là vô cùng quan trọng. Họ cần phải ý thức được những tác động sâu sắc của môi trường, đối tượng mà trẻ tiếp xúc hàng ngày. Bố mẹ cần tạo cho trẻ một môi trường an toàn, lành mạnh, với những hình mẫu tích cực, những lời nói, hành động đúng đắn để trẻ có thể học hỏi và phát triển phù hợp.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần quan tâm, lắng nghe và quan sát trẻ một cách thường xuyên. Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện, hành vi không bình thường, họ cần kịp thời can thiệp, định hướng và giúp đỡ trẻ. Điều này không chỉ giúp trẻ tránh được những tác động tiêu cực từ môi trường, mà còn góp phần hình thành nhân cách tích cực, lành mạnh cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Tóm lại, trẻ nhỏ có khả năng học hỏi và bắt chước rất nhanh. Môi trường xung quanh trẻ đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ và những người lớn xung quanh trẻ cần trở thành hình mẫu tích cực, tạo dựng một môi trường an toàn, lành mạnh để trẻ có thể phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm và xã hội.

Tác giả: CTV

Nguồn tin: phunuphapluat.nguoiduatin.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP