Du lịch

Loại hoa mỗi năm xuất hiện một lần, trước chả ai "ngó" nay thành đặc sản "hốt bạc"

Loại cây thoạt nhìn như tre xưa dùng cho gia súc ăn, nay "xuống phố" thành đặc sản hút khách thưởng thức, giá cũng khá đắt đỏ.

Nụ hoa gừng có thể chế biến thành nhiều món ăn như xào thịt bò, nấu canh, kho cá... Để sơ chế hoa gừng, người ta đem bóc lớp bẹ già, tước vỏ bên ngoài của phần cuống và nụ rồi rửa sạch, bổ đôi hoặc giữ nguyên.

Một số người từng thưởng thức nụ hoa gừng nhận xét, loại nguyên liệu này hơi khó ăn nếu không quen. Chúng có mùi hăng, cay nồng giống củ gừng, chỉ nên sử dụng lượng vừa phải cho món ăn dậy vị thơm, thông tin trên báo Dân Trí.

Đặc biệt, phần nụ hoa tuy hơi hắc, ngăm nhưng phần cuống dài lại giòn, vị ngọt nên được nhiều người yêu thích.

Hoa gừng có vị hơi cay, nồng nên rất hữu ích trong việc làm ấm bụng, giải cảm. Một số người còn phơi khô nụ hoa gừng để pha trà, làm thức uống tốt cho sức khỏe.

Ngoài làm nguyên liệu chế biến món ăn, nụ hoa gừng còn được đem cắm vào bình, trang trí không gian sống như nhiều loài hoa khác, tạo mùi hương thoang thoảng giúp gia chủ cảm thấy thư thái, dễ chịu hơn.

Nụ hoa gừng không phải ai cũng biết, bởi đây vốn dĩ là loại cây mọc trong rừng và là món ăn của người vùng cao. Thoạt nhìn, nhiều người thường nhầm đây là mầm non của cây tre hoặc măng tây.

Đặc điểm hoa gừng chỉ to bằng ngón tay cái và phần cuống dài khoảng 10-15cm, màu xanh đậm mà nếu nhìn qua bạn sẽ dễ nhầm đây là mầm non của cây tre hoặc măng tây. Khi bóc tách lớp vỏ xơ bên ngoài, hương gừng thơm dịu còn lưu mãi.

Loại hoa mỗi năm chỉ có một mùa, ăn rât thơm ngon.

Những năm trở lại đây, cứ độ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch là trên các chợ mạng lại nhộn nhịp "người mua kẻ bán" nụ hoa gừng. Chúng được xem là món quà từ tự nhiên, thường mọc ở trong rừng nên không phải ai cũng biết đến. Ở vùng cao, nhất là khu vực Tây Bắc, người dân địa phương thường thu hoạch nụ hoa gừng để làm thức ăn.

Biết được công dụng cũng như sự tò mò của thực khách một số nhà hàng, quán ăn vùng cao cũng phục vụ du khách các món ăn chế biến cùng nụ hoa gừng.

Nụ hoa gừng có kích thước cỡ ngón tay cái và phần cuống dài khoảng 10-15cm, màu xanh đậm, thoang thoảng mùi thơm như củ gừng. Tùy điều kiện thời tiết mà mùa hoa có thể đến sớm hoặc kéo dài, kết thúc muộn hơn. Vào thời gian này, bà con vùng cao lại vào rừng thu hoạch nụ hoa gừng.

Nụ hoa gừng vốn là loại cây mọc tự nhiên trong rừng, hoa gừng từ món ăn của người vùng cao được đưa "xuống phố", trở thành đặc sản.

Nụ hoa gừng có thể chế biến thành nhiều món ăn như xào thịt bò, nấu canh, kho cá... Để sơ chế hoa gừng, người ta đem bóc lớp bẹ già, tước vỏ bên ngoài của phần cuống và nụ rồi rửa sạch, bổ đôi hoặc giữ nguyên.

Một số người từng thưởng thức nụ hoa gừng nhận xét, loại nguyên liệu này hơi khó ăn nếu không quen. Chúng có mùi hăng, cay nồng giống củ gừng, chỉ nên sử dụng lượng vừa phải cho món ăn dậy vị thơm, thông tin trên báo Dân Trí.

Đặc biệt, phần nụ hoa tuy hơi hắc, ngăm nhưng phần cuống dài lại giòn, vị ngọt nên được nhiều người yêu thích.

Hoa gừng có vị hơi cay, nồng nên rất hữu ích trong việc làm ấm bụng, giải cảm. Một số người còn phơi khô nụ hoa gừng để pha trà, làm thức uống tốt cho sức khỏe.

Ngoài làm nguyên liệu chế biến món ăn, nụ hoa gừng còn được đem cắm vào bình, trang trí không gian sống như nhiều loài hoa khác, tạo mùi hương thoang thoảng giúp gia chủ cảm thấy thư thái, dễ chịu hơn.

Nụ hoa gừng.

Loại hoa "đỏng đảnh" này thường sẽ được hái vào buổi sáng sớm, khi này nụ hoa sẽ đạt chất lượng tốt nhất. Để nụ hoa không bị dập nát, khi thu hái người dân sẽ dùng dao nhỏ hoặc kéo để cắt từ phần cuống trở lên cho đến ngọn, tránh làm ảnh hưởng tới sự phát triển tiếp theo của củ gừng.

Người dân sau khi thu hoạch hoa gừng sẽ được bán cho thương lái với mức giá từ 20.000 đến 25.000 đồng/kg. Tức là nếu chăm chỉ thu hái được 10kg nụ hoa hàng ngày có thể giúp mang về thu nhập từ 200.000 đến 250.000 đồng cho bà con. Thương lái sẽ mang bán lại cho người dân thành phố có nhu cầu tìm mua với mức giá đắt đỏ từ 50.000 đến 70.000 đồng/kg tùy loại.

Một số lợi ích của gừng, không phải ai cũng biết

- Có thể hỗ trợ tiêu hóa, chống viêm: Từ lâu gừng đã được sử dụng như một phương thuốc hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đường tiêu hóa. Theo đó, các nghiên cứu cho thấy gừng có khả năng kích thích tiêu hóa, làm giảm cảm giác đầy bụng, buồn nôn, theo báo Thanh Niên.

-Tốt cho xương khớp: Ngoài ra, trong gừng có thành phần chính là gingerol, một loại hợp chất hữu cơ có hoạt tính sinh học cao, có khả năng chống oxy hóa, giúp giảm viêm nhiễm trong dạ dày và đường ruột. Gừng cũng giúp giảm đau, cải thiện chức năng xương khớp, theo Healthshots.

- Giúp điều hòa lượng đường trong máu: Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gừng làm giảm các biến chứng liên quan bệnh tiểu đường, đồng thời cải thiện hoạt động của insulin, điều hòa lượng đường trong máu.

- Kiểm soát cholesterol: Trong củ gừng có chứa hợp chất shogaol và paradol, có tác dụng giảm viêm nhiễm và giảm khả năng tích tụ cholesterol (chất béo) trong mạch máu. Gừng cũng giúp duy trì huyết áp ổn định, giảm nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch.

- Có thể chống ung thư: Kết quả nghiên cứu từ Hiệp hội tiêu hóa Mỹ (AGA) cho thấy gừng có đặc tính phòng chống và ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư, theo Healthshots.

Để tận dụng tối đa lợi ích của gừng, mọi người có thể thêm gừng vào các món ăn hằng ngày. Theo đó, mọi người có thể dùng gừng tươi, gừng khô để chế biến các món ăn, thức uống...

Tác giả: Trúc Chi (t/h)

Nguồn tin: nguoiduatin.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP