Kẻ khóc, người cười

Cơn “đại hồng thủy” trút xuống các huyện Hương Khê, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Vũ Quang, TP Hà Tĩnh… vừa qua đã cuốn trôi, làm hư hỏng nhiều tài sản, trâu bò, lợn gà, hoa màu của hàng chục nghìn hộ dân trên địa bàn.

Do khoc do cuoi chuyen cuu tro nguoi dan vung lu Ha Tinh - Anh 1

Các đoàn từ thiện nên trao quà thông qua ban điều phối ở địa phương nhằm tránh tình trạng lộn xộn, đảm bảo sự công bằng, đồng đều

Trong cơn hoạn nạn ấy, hàng xóm láng giềng có thể bất chấp tính mạng của mình vượt dòng nước lũ cuồn cuộn giúp những cụ già, cháu nhỏ . Những cán bộ xã, cán bộ xóm bỏ mặc gia đình, người thân của mình chèo thuyền trong đêm tối để thông báo, giúp đỡ người dân miếng ăn, nước uống. Tất cả đều nhìn nhau với ánh mắt của tình người, tình hàng xóm láng giềng.

Tuy nhiên, khi con nước bắt đầu rút đi, những đoàn xe cứu trợ lũ lượt kéo về làng, loa thông báo gọi tên người này, người kia… đến nhận quà thì nỗi lo của những “công bộc” bắt đầu. Họ lo nếu điều phối không tốt sẽ xảy ra kiện tụng, mất hết tình làng nghĩa xóm; lo không chuẩn bị chu đáo bị đoàn cứu trợ phê bình…

Một lãnh đạo xã thuộc huyện miền núi Hương Khê bơ phờ tâm sự, có đoàn cứu trợ gọi điện cho 200 suất quà, yêu cầu chọn 200 hộ bị thiệt hại nặng nề nhất để trao. Vì đây là đoàn đầu tiên nên xã lựa chọn hộ khó khăn lên nhận. Đến khi về trao trực tiếp mỗi suất quà là 200.000đ và một thùng mỳ tôm. Người dân ai cũng phấn khởi ra về.

Rồi một đoàn cứu trợ đến sau cũng yêu cầu cho 200 hộ dân nghèo nhất, trị giá mỗi suất quà 1 triệu đồng tiền mặt. “Các xóm lại tiếp tục bình bầu, những người nhận quà rồi cũng phản đối vì họ nghèo mà quà chỉ được 200.000đ và một thùng mỳ tôm. Như thế không công bằng” ,vị lãnh đạo xã nói tiếp.

Do khoc do cuoi chuyen cuu tro nguoi dan vung lu Ha Tinh - Anh 2

Các đoàn từ thiện nên trao quà thông qua ban điều phối ở địa phương nhằm tránh tình trạng lộn xộn, đảm bảo sự công bằng, đồng đều

Có đoàn cứu trợ là nghệ sỹ nổi tiếng đã lên lịch hẹn trao quà với chính quyền huyện Hương Khê, ngay sau đó xã cũng phát phiếu cho mấy trăm hộ dân chuẩn bị lên nhận quà. Đoàn đến nơi quan sát một lúc rồi im lặng bỏ đi sang địa phương khác không một lời giải thích. Lãnh đạo xã không biết nói với dân thế nào.

Nhà một trưởng thôn ở xã Hà Linh (Hương Khê) cũng nằm trong diện bị ngập lụt nặng, gà lợn, đồ đạc trong nhà đều bị lũ cuốn trôi hết. Ấy vậy mà khi lũ rút chỉ có mấy mẹ con quần quật dọn dẹp, còn trưởng thôn mất ăn mất ngủ tổ chức họp bình bầu phân phát quà cứu trợ sao cho công bằng. Vậy mà cũng không tránh khỏi những lời chì chiết, trách móc của bà con”, vị trưởng thôn thật thà nói.

Cần thông qua đầu mối điều phối chung

Một bất cập lớn trong hoạt động cứu trợ lũ lụt hiện nay đang diễn ra phổ biến là việc lựa chọn mặt hàng cứu trợ và điều phối đoàn từ thiện.

Bà Nguyễn Thị Mai Thủy, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Hà Tĩnh phân tích, việc cứu trợ lũ lụt được chia làm hai giai đoạn: Cứu trợ khẩn cấp và cứu trợ lâu dài. Ở vào hoàn cảnh “màn trời chiếu đất” giữa mênh mông biển nước phải khẳng định các cấp chính quyền không bao giờ để người dân đói, khát.

Do khoc do cuoi chuyen cuu tro nguoi dan vung lu Ha Tinh - Anh 3

Do khoc do cuoi chuyen cuu tro nguoi dan vung lu Ha Tinh - Anh 4

Do khoc do cuoi chuyen cuu tro nguoi dan vung lu Ha Tinh - Anh 5

Việc lựa chọn mặt hàng hỗ trợ khôi phục sản xuất như: Trâu bò, lợn gà, giống cây trồng… là cần thiết nhất hiện nay với người dân vùng lũ

Tất nhiên, mặt hàng nhu yếu phẩm cần hỗ trợ nhất lúc này là mỳ tôm, lương khô, nước uống. Tuy nhiên khi đã qua giai đoạn khẩn cấp rồi, nhiều tổ chức, doanh nghiệp, các nhóm từ thiện, cá nhân vẫn tiếp tục trực tiếp xuống với bà con vùng lũ bằng những nhu yếu phẩm như mỳ tôm, quần áo, lương khô, thì dù rất quý nhưng nó không còn phù hợp.

Nhiều hộ gia đình trong vùng lũ nhận tràn ngập mỳ tôm và gạo, ăn không hết mà bán đi thì không thể, trong khi họ đang rất cần các vật dụng khác.

Thậm chí, nhiều đoàn đến cho hàng mấy xe áo quần, cũ có, mới có, cán bộ điều phối chẳng biết chia cho dân như thế nào. Một đoàn khác hỗ trợ thuốc tây, nhưng không biết công dụng gì, chữa bệnh như thế nào. Yêu cầu trao trực tiếp dân, dùng thế nào không ai biết…

“Bây giờ, người dân vùng lũ rất cần những hỗ trợ thiết thực để khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống, như: hỗ trợ bê nghé, giường chiếu, thiết bị trường học, vật dụng gia đình, dụng cụ sản xuất, thậm chí là cả tiền để trả nợ ngân hàng vì rất nhiều hộ gia đình vay vốn làm ăn nhưng đã bị cuốn theo miệng hà bá”, bà Thủy nói.

Mặt khác, do nhiều đoàn trực tiếp xuống dân mà không qua hệ thống UBMTTQ, chính quyền huyện, xã, hoặc không báo giá trị mỗi phần quà nên khi quà tới tay người dân vùng lũ xảy ra những vấn đề “tế nhị” không đáng có.v.v.

Theo thống kê của UBMTTQ tỉnh, đến ngày 31/10, đã có gần 1.200 đoàn từ thiện đến với vùng lũ Hà Tĩnh với tổng số tiền trên 95 tỷ đồng.

Trong đó, số đoàn thông qua kênh UBMTTQ tỉnh chỉ khoảng 200 đoàn, còn lại trực tiếp đến trao tại các địa phương.

Cũng vì không thông qua đầu mối điều phối chung nên đã xảy ra tình trạng mất cân đối, riêng huyện Hương Khê có đến 800 đoàn đến cứu trợ, trong khi các huyện khác như Thạch Hà, Vũ Quang, Hương Sơn… cũng bị thiệt hại nặng nhưng số đoàn đến cứu trợ chỉ đếm trên đầu ngón tay.

theo Nông Nghiệp