Tin Hà Tĩnh

Huyện Nghi Xuân: Được đền bù đất ‘trên trời’!

Đơn đã gửi lên nhiều cơ quan chức năng, huyện đã thành lập đoàn xác minh, kiểm tra, nhưng vẫn chưa trả lời rõ ràng cho bà Phạm Thị Hoài Dinh.

Bà Phạm Thị Hoài Dinh thường trú thôn Lam Thủy, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh phản ảnh việc bà đã được bồi thường đất khi thực hiện xây dựng cầu Bến Thủy 2, nhưng từ đó đến nay cầu đã xây xong, gia đình bà vẫn chưa nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đơn đã gửi lên nhiều cơ quan chức năng, huyện đã thành lập đoàn xác minh, kiểm tra, nhưng vẫn chưa trả lời rõ ràng về việc bà Dinh có được quyền sở hữu đất hay không?

Có đất đền bù nhưng không cấp sổ đỏ

Theo bà Dinh cho biết: Năm 1985, bà công tác tại Hiệu sách Nghi Xuân. Năm 1990, gia đình được cơ quan hiệu sách bán cho cái móng nhà thuộc địa bàn xã Xuân An ( nay là Tổ dân phố 1, thi trấn Xuân An).

Năm 1991, cơ quan hiệu sách có biên bản giải quyết cho bà làm nhà ở trên đất hiệu sách với một gia đinh nữa với tổng diện tích là 500 m2.

Tháng 10/2010, UBND huyện Nghi Xuân có chủ trương giải tỏa diện tích đất nói trên để xây dựng cầu Bến Thủy 2.

Gia đình bà đã nghiêm chỉnh chấp hành và đã được nhận tiền đền bù về tài sản trên đất. Ở mảnh đất này có 4 hộ được xét đền bù, cấp đất đó là: Bà Dinh, bà Lộc, bà Hoa và ông Liêm.

Lý giải về việc 4 hộ này được đền bù, bà Dinh cho biết: “Tôi không nhớ rõ năm nào gia đình bà Lộc về ở bên đất hiệu sách để chăn nuôi vịt.

Đến năm 1999, khi tôi chuyển công tác về hiệu sách số 1 Nghi Xuân thì gia đình bà Lộc chưa xây dựng nhà ở.

Ông Liêm là giám đốc và bà Hoa là kế toán của công ty Mỹ nghệ, việc gia đình hộ ông Liêm, bà Hoa được giao đất khi nào tôi không biết. Hộ gia đình bà Lộc đã được cấp 2 lô đất và đã có Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất”.

Vấn đề vô lý bà Dinh nêu là gia đình bà bốc thăm được xét cấp 1 lô đất số 92 tại khu tái định cư Thị trấn Xuân An, nhưng mãi đến gần 5 năm nay vẫn chưa nhận được sổ đỏ.

Trong khi các hộ kia thuộc dạng lấn chiếm, tự phát thì được cấp đất đàng hoàng. Tại sao trên mảnh đất 500 m2 của hiệu sách gia đình tôi đang ở lại có thêm 3 bộ hồ sơ của ông Liêm, bà Hoa, bà Lộc đều được đền bù?

“Ngày 17/2/2014, UBND thị trấn Xuân An có mời gia đình tôi và yêu cầu tháo dỡ trả mặt bằng cho dự án và gia đình tôi có yêu cầu cấp giấy chứng nhận như những gia đình kia, nhưng cho tới bây giờ UBND huyện Nghi Xuân không trả lời”, bà Dinh trình bày.

Theo những tài liệu bà Dinh cung cấp thì từ năm 1985 đã có: Tờ trình xin đất xây dưng quầy sách số 2, Gia Lách gửi UBND huyện Nghi Xuân; từ năm 1989 Hiệu sách huyện Nghi Xuân đã có Đơn xin đăng ký sử dụng ruộng đất gưi UBND tỉnh Nghệ Tĩnh; Quyết định 168 QĐ/ ngày 25/9/1989 của UBND huyên Nghi Xuân về việc thu lệ phí đo đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Công văn của UBND huyện Nghi Xuân trả lời đơn kiến nghị của bà Dinh.

Bà Dinh cho biết: Năm 1985: “Tôi là nhân viên hiệu sách Nghi Xuân ( ngã ba Gia Lách cũ), năm 1987 lập gia đình và sinh sống ở đây, tới năm 1988 lụt làm trôi hiệu sách. Sau đó vào năm 1990, gia đình tôi mua lại cái móng và xây dựng nhà ở trên đó đến năm 1999.

Tới năm 2010, khi nhà nước thực hiện GPMB khu đất để xây dựng cầu Bến Thủy 2, lúc đó ông Lê Duy Việt- Phó chủ tịch huyện Nghi Xuân và ông Nguyễn Văn Hóa, cán bộ địa chính thị trấn Xuân An đề nghị cho một hộ gia đình khác thuê lại để ở trong thời gian xây dựng khu nhà ở tái định cư cầu Bến Thủy 2, sau khi hộ gia đình này ra đi, còn một hộ khác đến tạm trú ở đây vào khoảng tháng 6/2013”.

Về chuyện chính quyền thực hiện chính sách đền bù khi GPMB, bà Dinh cho biết: “Sau nhiều cuộc họp với chính quyền và Hội đồng bồi thường GPMB đã đi đến thống nhất chia cho gia đình tôi một nữa số diện tích nói trên là: 167,35 m2, phần còn lại dành cho hai hộ nữa.

Năm 2012, tôi được Ban mặt trận tổ dân phố số 1 và Hội đồng bồi thường GPMB thông báo lên thị trấn Xuân An để bốc thăm nhận lô đất tái định cư.

Tuy nhiên, tại buổi đó, Hôi đồng bồi thương không tổ chức bốc thăm mà cho các hộ tự chọn lô đất và ký tên trực tiếp trên lô đất theo nguyện vọng. Gia đình tôi ký nhận lô 92 và từ đó đến nay yêu cầu được làm thủ tục giao đất, cấp Giấy CNQSD đất từ không thấy giải quyết”.

Bà Dinh đang trình bày với phóng viên.

Huyện chờ Tỉnh, Tỉnh chờ bộ ngành Trung ương

UBND huyện Nghi Xuân đã có Quyết định số 548/QĐ- CTUBND ký ngày 18/2/2016 về việc thành lập đoàn kiểm tra, xác minh làm rõ nội dung kiến nghị của bà Dinh, nhưng cho tới bây giờ vẫn chưa có kết luận cuối cùng mà chỉ mới có báo cáo sơ bộ số 05/BC- ĐXM ngày 16/10/2016.

Mới đây ngày 28/7/2017, UBND huyện Nghi Xuân lại có công văn sô 1099/UBND- ĐXM trả lời bà Dinh về việc bà đề nghị cấp GCNQSD Đ lô đất số 92, khi tái định cư Bến thủy 2.

Nội dung công văn cho biết: “Hiện nay, đất của hộ bà Phạm thị Hoài Dinh có liên quan đến đất của các hộ ông Nguyễn Ngọc Liêm và bà Phạm Thị Hoa thuốc 78 trường hợp được giao đất, cấp đất ở phía Nam cầu Bến Thủy và tại thị trấn Xuân An ( giai đoạn 1992-1994).

UBND tỉnh đã có quyết định số 2118/QĐ- UBND ngày 4/8/2016 thành lập đoàn thanh tra, xác minh. Đoàn thanh tra đã trình đề xuất phương án xử lý, nhưng do vu việc phức tạp nên UBND tỉnh đang xin ý kiến các Bộ, ngành Trung ương có liên quan, do vậy vụ việc hiện tạm dừng chưa xem xét, để chờ kết quả giải quyết của Tỉnh mới tiếp tục giải quyết.

Một vụ việc quá nhỏ, đáng ra Huyện Nghi Xuân đã giải quyết xong quyền lợi người dân vì nằm trong thẩm quyền của Huyện, nhưng Huyện lại đẩy quả bóng lên Tỉnh, Tỉnh lại đẩy lên Trung ương khiến cho tình trạng khiếu kiện lâu dài?

Đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh, UBND huyện Nghi Xuân xem xét, giải quyết triệt để những kiến nghị của bà Dinh đề quyền và lợi ích hợp pháp của công dân không bị xâm hại.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Tác giả: Tuấn Ngọc

Nguồn tin: Báo Pháp luật Plus

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP