“Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh, chiều tối mai các tỉnh từ từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh sẽ có mưa… vùng núi đề phòng giông lốc và sạt lở đất…”. Nghe thông tin thời tiết, kế hoạch vào bản thăm lớp ghép chuyển sang buổi sáng để tránh mưa rừng… ai dè, mới sáng sớm mây đen đã ùn ùn kéo tới. Bắt đầu những đợt gió và mưa ràn rạt tạt xuống. Đường đèo dốc rất quanh co với nhiều khúc cua khuỷu tay, khi hướng về tây, lúc lại đột ngột ngoặt sang đông làm cho mưa vừa tạt trước mặt, gió ù ù tối mắt lại quay sang ào ào sau lưng. Không khí lạnh đầu mùa mây đen vần vũ, mưa rừng trút ào ào; ngớt mưa, mây mù dày đặc, khói núi đã chờn vờn trước mặt, bầu trời âm u như những ngày đông. Đoạn đường đèo núi khoảng mươi lăm cây số cũng mất non tiếng đồng hồ với mấy lần thót tim mới đến được điểm trường Cây Trồ thuộc bản Phú Lâm, xã Phú Gia.
Phú Gia là xã thuộc vùng cao, có biên giới với nước bạn Lào, trường tiểu học Phú Gia gồm 2 điểm trường (NH 2013-2014 về trước có 4 điểm trường). Điểm trường Phú Lâm cách điểm trung tâm gần 20 cây số (trong đó gần 15 cây đường đèo dốc), là điểm lẻ xa điểm trường chính nhất của huyện miền núi Hương Khê. Trước đây, bản Phú Lâm có 2 điểm trường là Cố Nu và Cây Trồ, 2 điểm này cách nhau hơn 3 km, do số học sinh giảm nên nhập lại 1 điểm trường. Phú Lâm nằm giữa vùng rừng của dãy núi Giăng Màn, thượng nguồn của Sông Tiêm, nơi chân thác Vũ Môn- với truyền thuyết cá chép hóa rồng. Điểm trường Phú Lâm hiện gồm 3 lớp ghép với 5 đối tượng học sinh nằm đối diện đồn biên phòng Phú Gia (đồn 571 trước đây); một vùng dân cư chủ yếu là bà con dân tộc Lào, một số người Kinh vùng ngoài vào đây phát rẫy trồng sắn, làm nương gieo lúa, bẫy chim, săn bắn thú rừng, làm nghề sơn tràng … và một nhóm thợ khai thác của Lâm trường Trại Trụ định cư tại đây.
Với giọng khàn khàn, dáng người gầy gò, nước da sạm đen, già hơn rất nhiều so với cái tuổi của mình, cô giáo Ngô Thị Hạnh vẫn miệt mài hướng dẫn các em học tập. Giao bài cho nhóm lớp 3 xong lại sang kiểm tra, hướng dẫn cho nhóm học sinh lớp 2 trong lớp ghép của mình (lớp ghép 2.3- nhóm HS học chương trình lớp 2, một nhóm học sinh học chương trình lớp 3).
Sinh ra và lớn lên giữa vùng Phú Lâm trong thời kì Phú Lâm vẫn còn là rừng núi mịt mùng, con đường vào bản chỉ là đường của người làm rừng, của dân sơn tràng kéo gỗ, đường của Bộ đội biên phòng tuần tra biên giới. Ở giữa rừng sâu, tách biệt với vùng ngoài, hoàn cảnh khó khăn, nhưng gia đình đã tạo mọi điều kiện để chị ra trung tâm ở trọ học tập, là 1 trong 2 người đầu tiên của bản Phú Lâm có tấm bằng tốt nghiệp cấp 3. Sau khi ước mơ học lên của chị bị phá bỏ bởi cha mẹ chỉ có một mình chị và mẹ lại bệnh thần kinh; chị đành ở lại với bản làng, với núi rừng, tham gia làm rẫy cùng cha chăm sóc mẹ phụ giúp gia đình. Dịp may đã đến, ngành Giáo dục mở lớp học cho trẻ em tại bản; là người trẻ tuổi có trình độ văn hóa, đủ chuẩn được chọn cử tuyển lớp “cấp tốc” 3 tháng học nghiệp sư phạm để dạy học tại bản. Năm 1986 chị dạy hợp đồng và đến 1989 thì được biên chế chính thức và cũng từ đó đến nay chị là một trong những người đầu tiên dìu dắt bao thế hệ học trò là con em người Kinh, người Lào vùng núi Giăng Màn trưởng thành. Cuộc sống đầm ấm của gia đình với những lứa học trò trẻ thơ, với những trang giáo án giữa đêm khuya văng vẳng tiếng tắc kè; âm thanh của núi rừng hòa lẫn vào đêm thẳm từ đâu đó tiếng nước đổ của ngọn thác Vũ Môn vọng về. Với những mùa xuân hoa rừng thơm ngát, trong tiếng nhạc rừng của muôn loài chim, thú. Với những chiều hè gió Lào rào rạt hai bên bờ núi, xa xa tiếng gáy của gà rừng vọng lại, lẫn trong tiếng ve rừng ngân vang. Với những ngày đông mịt mù mây tỏa, khói núi và giá buốt giữa trập trùng núi của rừng Trường Sơn. Tuy còn nhiều khó khăn, tách biệt giữa núi rừng do giao thông cách trở, cuộc sống gia đình chị thật bình dị, vui vẻ, hạnh phúc, đầm ấm hòa vào cuộc sống của bà con nơi bản rừng.
“Có lẽ cái buốt lạnh ở rừng, cuộc sống vất vả, bụi phấn của những bài giảng đậm màu thời gian đã làm chị viêm họng” chị nói thế. Thế rồi trời đất như sụp đổ dưới chân, trong một lần đưa mẹ đi khám bệnh, chị cũng kiểm tra xem “cái viêm họng” của mình. Bác sĩ kết luận có biểu hiện lạ nơi vòng họng cần được kiểm tra ở bệnh viện tuyến trên. Rồi từ tuyến trên chị nhận cái “án tử” … bệnh K vòm họng thay cho “viêm họng do thời tiết và bụi phấn” lâu nay.
Từ năm 2001 đến nay, sau những đợt dùng hóa chất, xạ trị, theo phác đồ điều trị của Bác sĩ, cứ 3 tháng 1 lần vợ chồng chị lại khăn gói lên đường về thủ đô, đến bệnh viện K để kiểm tra và nhận thuốc điều trị. Cái khó khăn của gia đình chị đã vượt cấp số cộng khi chị nhận án tử; cặp con sinh đôi mới được mấy tuổi thì chồng chị, vốn là một công nhân khai thác của Lâm trường, sau khi được đi học thêm trở thành thầy giáo “cắm bản” cùng chị lại mất việc. Cuộc sống đưa đẩy từ chỗ nhờ mối quan hệ quen biết do tin người, mất cảnh giác anh vướng vào vòng lao lí. Đến khi về với đời thường, không việc làm, chán nản, mất phương hướng khó khăn của gia đình lại chất chồng thêm. Đứa con đầu lòng vào đại học, đứa thứ 2 vào đại học và năm 2014 hai đứa con cuối (2 cháu sinh đôi) cũng vào đại học. Chị, gia đình và bà con dân bản được hưởng niềm vui thật không bờ bến, niềm vui đè nén con bệnh trong người chị – 4/4 đứa con trúng tuyển vào học đại học. Mẹ bệnh K, bố không có việc làm, 3 con học đại học (trong đó 2 đứa vào 1 lần) khó khăn từ cấp số cộng thì nay đang đến cấp số nhân. May thay, cháu đầu đã ra trường với bằng khá giỏi may mắn đã có làm việc. Chị tâm sự: “trước đây cứ 3 tháng 1 lần đi viện, đợt này thì 6 tháng mới đi vì không kiếm đâu ra tiền đi thăm khám nữa, mượn được đồng nào cũng chưa đủ chi phí cho 3 cháu vào trường nhập học”. Chị nói: “Ngày trước anh đi làm công nhân khai thác gom góp được ít gỗ, vợ chồng chắt chiu đồng lương từ việc tự tăng gia sản xuất, kiếm được ô đất làm cái nhà vùng ngoài nay cũng phải đóng cửa. Anh đi làm tự do việc làm lúc có, lúc không, nay đây, mai đó, sức khỏe chị càng yếu, bên ngoại cũng ốm yếu đành xin thầy hiệu trưởng rời điểm trường chính, trở lại điểm lẻ, về ở với ông bà dạy học tại thôn bản nơi chôn rau cắt rốn của mình”.
Thầy giáo Nguyễn Quang Vinh, hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Thật cảm phục cô Hạnh – một cô giáo hàng chục năm cắm bản, 13 năm mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, gia đình con một, mẹ già bệnh tật, chồng không việc làm, nuôi dạy 4 đứa con học đại học. Trừ thời gian đi viện, đã đến trường là chăm lo, tận tâm cho dạy học; tính tình hiền lành, không bi quan, luôn thân mật, gần gũi với mọi người được cả tập thể nhà trường và địa phương cùng các học sinh mến phục. Mong sao trời đất thẩu hiểu, phù hộ cho cô bình an để công tác và nuôi con ăn học”.
Tiếp theo lời thầy Hiệu trưởng, cũng là mong muốn của mọi người: Cầu mong cho cái “án tử” chưa được thi hành để chị cùng hưởng niềm vui khi các cháu rời giảng đường đại học, có công ăn việc làm, có ngày phụng dưỡng, thuốc thang cho mẹ. Để có thời gian ngoài bục giảng chị được nghỉ ngơi, ngước lên nhìn khoảng trời, nhìn cảnh rừng thôn bản mà vốn đã từ lâu sống trong nó, sống nhờ nó mà chị chưa được thảnh thơi ngắm nhìn nó.
Với giọng khàn khàn, dáng người gầy gò, nước da sạm đen, già hơn rất nhiều so với cái tuổi của mình, cô giáo Ngô Thị Hạnh vẫn miệt mài hướng dẫn các em học tập. Giao bài cho nhóm lớp 3 xong lại sang kiểm tra, hướng dẫn cho nhóm học sinh lớp 2 trong lớp ghép của mình (lớp ghép 2.3- nhóm HS học chương trình lớp 2, một nhóm học sinh học chương trình lớp 3).
Sinh ra và lớn lên giữa vùng Phú Lâm trong thời kì Phú Lâm vẫn còn là rừng núi mịt mùng, con đường vào bản chỉ là đường của người làm rừng, của dân sơn tràng kéo gỗ, đường của Bộ đội biên phòng tuần tra biên giới. Ở giữa rừng sâu, tách biệt với vùng ngoài, hoàn cảnh khó khăn, nhưng gia đình đã tạo mọi điều kiện để chị ra trung tâm ở trọ học tập, là 1 trong 2 người đầu tiên của bản Phú Lâm có tấm bằng tốt nghiệp cấp 3. Sau khi ước mơ học lên của chị bị phá bỏ bởi cha mẹ chỉ có một mình chị và mẹ lại bệnh thần kinh; chị đành ở lại với bản làng, với núi rừng, tham gia làm rẫy cùng cha chăm sóc mẹ phụ giúp gia đình. Dịp may đã đến, ngành Giáo dục mở lớp học cho trẻ em tại bản; là người trẻ tuổi có trình độ văn hóa, đủ chuẩn được chọn cử tuyển lớp “cấp tốc” 3 tháng học nghiệp sư phạm để dạy học tại bản. Năm 1986 chị dạy hợp đồng và đến 1989 thì được biên chế chính thức và cũng từ đó đến nay chị là một trong những người đầu tiên dìu dắt bao thế hệ học trò là con em người Kinh, người Lào vùng núi Giăng Màn trưởng thành. Cuộc sống đầm ấm của gia đình với những lứa học trò trẻ thơ, với những trang giáo án giữa đêm khuya văng vẳng tiếng tắc kè; âm thanh của núi rừng hòa lẫn vào đêm thẳm từ đâu đó tiếng nước đổ của ngọn thác Vũ Môn vọng về. Với những mùa xuân hoa rừng thơm ngát, trong tiếng nhạc rừng của muôn loài chim, thú. Với những chiều hè gió Lào rào rạt hai bên bờ núi, xa xa tiếng gáy của gà rừng vọng lại, lẫn trong tiếng ve rừng ngân vang. Với những ngày đông mịt mù mây tỏa, khói núi và giá buốt giữa trập trùng núi của rừng Trường Sơn. Tuy còn nhiều khó khăn, tách biệt giữa núi rừng do giao thông cách trở, cuộc sống gia đình chị thật bình dị, vui vẻ, hạnh phúc, đầm ấm hòa vào cuộc sống của bà con nơi bản rừng.
“Có lẽ cái buốt lạnh ở rừng, cuộc sống vất vả, bụi phấn của những bài giảng đậm màu thời gian đã làm chị viêm họng” chị nói thế. Thế rồi trời đất như sụp đổ dưới chân, trong một lần đưa mẹ đi khám bệnh, chị cũng kiểm tra xem “cái viêm họng” của mình. Bác sĩ kết luận có biểu hiện lạ nơi vòng họng cần được kiểm tra ở bệnh viện tuyến trên. Rồi từ tuyến trên chị nhận cái “án tử” … bệnh K vòm họng thay cho “viêm họng do thời tiết và bụi phấn” lâu nay.
Từ năm 2001 đến nay, sau những đợt dùng hóa chất, xạ trị, theo phác đồ điều trị của Bác sĩ, cứ 3 tháng 1 lần vợ chồng chị lại khăn gói lên đường về thủ đô, đến bệnh viện K để kiểm tra và nhận thuốc điều trị. Cái khó khăn của gia đình chị đã vượt cấp số cộng khi chị nhận án tử; cặp con sinh đôi mới được mấy tuổi thì chồng chị, vốn là một công nhân khai thác của Lâm trường, sau khi được đi học thêm trở thành thầy giáo “cắm bản” cùng chị lại mất việc. Cuộc sống đưa đẩy từ chỗ nhờ mối quan hệ quen biết do tin người, mất cảnh giác anh vướng vào vòng lao lí. Đến khi về với đời thường, không việc làm, chán nản, mất phương hướng khó khăn của gia đình lại chất chồng thêm. Đứa con đầu lòng vào đại học, đứa thứ 2 vào đại học và năm 2014 hai đứa con cuối (2 cháu sinh đôi) cũng vào đại học. Chị, gia đình và bà con dân bản được hưởng niềm vui thật không bờ bến, niềm vui đè nén con bệnh trong người chị – 4/4 đứa con trúng tuyển vào học đại học. Mẹ bệnh K, bố không có việc làm, 3 con học đại học (trong đó 2 đứa vào 1 lần) khó khăn từ cấp số cộng thì nay đang đến cấp số nhân. May thay, cháu đầu đã ra trường với bằng khá giỏi may mắn đã có làm việc. Chị tâm sự: “trước đây cứ 3 tháng 1 lần đi viện, đợt này thì 6 tháng mới đi vì không kiếm đâu ra tiền đi thăm khám nữa, mượn được đồng nào cũng chưa đủ chi phí cho 3 cháu vào trường nhập học”. Chị nói: “Ngày trước anh đi làm công nhân khai thác gom góp được ít gỗ, vợ chồng chắt chiu đồng lương từ việc tự tăng gia sản xuất, kiếm được ô đất làm cái nhà vùng ngoài nay cũng phải đóng cửa. Anh đi làm tự do việc làm lúc có, lúc không, nay đây, mai đó, sức khỏe chị càng yếu, bên ngoại cũng ốm yếu đành xin thầy hiệu trưởng rời điểm trường chính, trở lại điểm lẻ, về ở với ông bà dạy học tại thôn bản nơi chôn rau cắt rốn của mình”.
Thầy giáo Nguyễn Quang Vinh, hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Thật cảm phục cô Hạnh – một cô giáo hàng chục năm cắm bản, 13 năm mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, gia đình con một, mẹ già bệnh tật, chồng không việc làm, nuôi dạy 4 đứa con học đại học. Trừ thời gian đi viện, đã đến trường là chăm lo, tận tâm cho dạy học; tính tình hiền lành, không bi quan, luôn thân mật, gần gũi với mọi người được cả tập thể nhà trường và địa phương cùng các học sinh mến phục. Mong sao trời đất thẩu hiểu, phù hộ cho cô bình an để công tác và nuôi con ăn học”.
Tiếp theo lời thầy Hiệu trưởng, cũng là mong muốn của mọi người: Cầu mong cho cái “án tử” chưa được thi hành để chị cùng hưởng niềm vui khi các cháu rời giảng đường đại học, có công ăn việc làm, có ngày phụng dưỡng, thuốc thang cho mẹ. Để có thời gian ngoài bục giảng chị được nghỉ ngơi, ngước lên nhìn khoảng trời, nhìn cảnh rừng thôn bản mà vốn đã từ lâu sống trong nó, sống nhờ nó mà chị chưa được thảnh thơi ngắm nhìn nó.
Tác giả bài viết: Lê Hữu Tân – GDĐT