Những đống gỗ to nhỏ la liệt trong bến xe thị xã Hồng Lĩnh.
Có thể khẳng định, việc BQL bến xe Hà Tĩnh cho phép bến xe Hồng Lĩnh tập kết gỗ, cho thuê xưởng sản xuất sữa là có thu tiền. Trong khi ông Lý, Trưởng bến xe Hồng Lĩnh khẳng định, toàn bộ số tiền thu được từ những việc làm trên đều được nộp vào ngân sách nhà nước, thì ông Tiến lại cho rằng, đất bến xe cho doanh nghiệp tập kết gỗ quá tải và mở xưởng sản xuất sữa đậu nành chỉ là cho mượn tạm mà thôi.
Không hiểu với “tinh thần nghĩa hiệp” này của BQL bến xe Hà Tĩnh và bến xe Hồng Lĩnh, tính mạng của hành khách khi cập bến sẽ xảy ra điều gì. Đó là còn chưa nói, việc Ban quản lý cho một cơ sở không giấy phép kinh doanh, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất sữa đậu nành ngay trong khu vực trung tâm bến xe. Từ đây, những hộp sữa không ghi rõ nơi sản xuất được tung ra các tỉnh khác. Sức khỏe, sự an toàn và quyền lợi của người tiêu dùng, của hành khách, ai sẽ chịu trách nhiệm? Câu hỏi này xin chuyển đến các cơ quan chức năng để làm rõ.
Công Lâm
Người Đưa Tin