Niềm vui của mẹ và con sau khi thí sinh kết thúc môn hóa tại cụm thi Trường ĐH Y Dược TP.HCM – Ảnh: Đào Ngọc Thạch |
|
Cụm thi địa phương cũng sẽ có nhiều điểm thi “trắng” TS thi môn lịch sử. Bắc Giang chỉ có 29/1.039 phòng thi có TS thi môn này. Bắc Ninh có 10% TS chọn thi sử và 3,6% chọn sinh học. Tại cụm thi do Sở GD-ĐT Phú Thọ chủ trì có những điểm thi chỉ 2 TS dự môn lịch sử. Riêng cụm thi THPT Vũ Thê Lang, TP.Việt Trì, không có TS nào đăng ký dự thi môn này…
|
Trong 8 cụm thi do ĐH chủ trì ở Hà Nội, chỉ duy nhất Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tự đảm bảo 100% công việc chấm thi (thậm chí còn có thể giúp các trường khác), còn lại đều phải nhờ tới giảng viên hoặc giáo viên chủ yếu từ các trường phổ thông.
Thí sinh “quên” thi Theo phản ánh của một số TS do năm nay có tới 8 môn, trong khi số môn để xét tốt nghiệp là 4, lịch thi lại trải dài nên có TS “quên” đi thi môn thứ 4. Có ý kiến đề nghị vẫn còn 2 môn thi ngày hôm nay là sử và sinh nên để cho những TS này được thi để đủ điều kiện xét tốt nghiệp. Về vấn đề này, theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, Bộ GD-ĐT đã giao cho lãnh đạo các cụm thi giải quyết từng tình huống cụ thể. Với những TS chỉ có nhu cầu xét tốt nghiệp thì nên tạo điều kiện cho TS. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng TS nên chấp nhận sự thật. “Đây là một cuộc chơi có sự tham gia của hơn 1 triệu TS. Để đảm bảo sự công bằng, bắt buộc mỗi người chơi phải tuân thủ luật chơi. Giờ TS nói rằng quên đi thi thì với những TS lỡ đi chậm 15 phút sau khi bóc đề nên không được vào thi thì sao? Chẳng lẽ chúng ta cũng châm chước?”, lãnh đạo một trường ĐH chia sẻ. Quý Hiên |
NHẬN XÉT ĐỀ MÔN ĐỊA Đề tương đối dễ Đề địa năm nay tương đối dễ, nhưng vẫn có khả năng phân hóa HS với mức độ khó tăng dần qua từng câu hỏi. Cấu trúc 4 câu hỏi đúng theo cấu trúc đề mẫu mà Bộ đưa ra trước đó. Nội dung nằm hoàn toàn trong chương trình địa lý lớp 12. HS trung bình có thể dễ dàng đạt được 5 hoặc 6 điểm. Hà Thị Diệu Thúy (Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Vũng Tàu) Khó có điểm tuyệt đối Đề thi khá hay, mang tính thời sự, đảm bảo được cả 2 yêu cầu có thể đạt điểm vượt qua tốt nghiệp THPT lẫn việc phân loại TS khi xét tuyển đại học. HS trung bình nếu có kỹ năng sử dụng Atlat, vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, nêu vấn đề và trình bày là có thể đạt điểm 6. HS khá giỏi nếu biết tư duy và vận dụng kiến thức để diễn đạt thì có thể đạt điểm cao hơn. Thế nhưng để trình bày chặt chẽ, đủ ý nhằm có điểm tuyệt đối thì hơi khó. Lê Đức Tài (Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM) Chỉ ở mức nhận biết và thông hiểu Năm nay, cấu trúc đề thi giống hệt đề minh họa. Nội dung hoàn toàn nằm ở lớp 12. Được mang Atlat vào phòng thi là lợi thế lớn cho TS xét tuyển vào các trường ĐH. Bộ thường nói có 4 mức độ trong đề thi là nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đề năm nay chỉ nằm ở hai mức độ là nhận biết và thông hiểu. Phần 2 câu 4 về biển, đảo thì rất hay. Chuyện chủ quyền biển, đảo không bao giờ cũ. 4 năm liên tục, năm nào cũng ra đề thi về vấn đề này để TS thấy được chủ quyền của đất nước, khơi gợi tình yêu đất nước của mỗi người dân. Nguyễn Đăng Lợi (Trường THPT Vĩnh Viễn, TP.HCM) Phù hợp với 2 mục tiêu Đề thi năm nay rất hợp lý với 2 mục tiêu, nó làm hài lòng tất cả HS. HS trung bình cũng làm được bài đủ để tốt nghiệp, đồng thời cũng có những câu khó hơn cho HS khá, giỏi thể hiện nhằm cạnh tranh trong công cuộc xét tuyển ĐH. Đỗ Thị Thanh Nga (Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội) Có lợi cho thí sinh Đề năm nay có nhiều điểm mới theo chiều hướng có lợi cho TS. Ngoài việc cho HS dùng Atlat, đề năm nay còn có câu gợi ý sẵn dạng biểu đồ thay vì yêu cầu HS phải xác định dạng biểu đồ thích hợp. Sự sáng tạo của người ra đề chính là nhờ yêu cầu phải thỏa mãn tất cả mọi HS. Mã Thị Tới (Trường THPT Trương Định, Hà Nội) Q.Hiên – Đ.Nguyên – X.Phương (ghi) |
Tuệ Nguyễn – Quý Hiên