Với lợi thế giá rẻ, nhiều hãng xe danh tiếng trên thế giới đồng loạt quyết định sử dụng công nghệ túi khí của Takata. Mặc dù rất nhiều lời cảnh báo được đưa ra về tính an toàn của chúng, song, nhiều hãng xe vì lợi nhuận trước mắt mà phớt lờ đi những lời cảnh báo trên, để rồi 14 nạn nhân đã thiệt mạng do túi khí Takata.
Túi khí Takata là gì?
Hãng sản xuất Takata được thành lập vào năm 1933 tại Shiga Prefecture, Nhật Bản. Người sáng lập ra cái tên Takata là Takezo Takada với những sản phẩm đầu tiên là dây an toàn cho dù và các mặt hàng dệt khác.
Hãng sản xuất Takata được thành lập vào năm 1933 tại Shiga Prefecture, Nhật Bản. Người sáng lập ra cái tên Takata là Takezo Takada với những sản phẩm đầu tiên là dây an toàn cho dù và các mặt hàng dệt khác. |
Đầu năm 1950, hãng này bắt đầu bước vào nghiên cứu và sản xuất các thiết bị an toàn được sử dụng trên xe ô tô. Đầu 1960, Takata đã xuất xưởng những sản phẩm đầu tiên và bước đầu thử nghiệm các va cham thử nghiệm va chạm thực vật để thử nghiệm dây an toàn trong điều kiện thế giới thực.
Thập niên 70 – 80, Takata trở thành công ty đầu tiên ở Nhật Bản bắt đầu nghiên cứu, sản xuất và cung túi khí cho ô tô. Với tốc độ tăng trưởng của ô tô, hãng Takata đã có 1 thập kỷ thành công và đổi tên thành Takata Corp, bắt đầu mở rộng địa bàn sang hàn Quốc, Mỹ, Ireland.
Túi khí Takata là sản phẩm chủ lực của Takata Corp và được sử dụng hợp chất amoni nitrat. Đây là một loại hợp chất bay hơi nguy hiểm, nó là thành phần quan trọng để làm bung túi khí.
Kể từ thời điểm ra mắt thị trường và GM là hãng xe hơi được "chọn mặt gửi vàng" đầu tiên, túi khí Takata đã được rất nhiều chuyên gia cảnh báo về tính an toàn của chúng.
Tuy nhiên, hợp chấp Amoni Nitrat có một lợi thế là vô cùng rẻ, chính vì vậy cũng khiến cho giá trị sản xuất của túi khi Takata rẻ hơn tới 30% so với các túi khí khác đang tồn tại trên thị trường. Một số nhà nghiên cứu đưa ra nhận định về hợp chất này giống như 1 con quỷ có thể bị phá vỡ khi tiếp xúc với sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm. Ngoài ra, túi khí Takata khi "nổ" sẽ có động lực rất mạnh, làm văng các mảnh kim loại vào người ngồi trên xe.
Trước những lời chỉ trích về tính an toàn, hãng túi khí Nhật Bản từng tuyên bố, họ đã thực hiện các cuộc nghiên cứu giúp amoni nitrat không bay hơi trước sự tác động của nhiệt độ và độ ẩm, 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự biến đổi của hợp chất này. Các nhà sản xuất cũng thực hiện nghiên cứu về việc bổ sung chất làm khô, hỗ trợ cho amoni nitrat không bị ảnh hưởng.
Hãng loạt hãng ô tô nhận "trái đắng" với túi khi Takata
Sau hàng loạt sự cố liên quan tới túi khí Takata làm 16 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương, đa phần là ở Mỹ, đầu năm 2008, Honda là hãng xe đầu tiên và cũng là số 1 của Takata tuyên bố thu hồi xe về lỗi túi khí.
Tuy nhiên, sự việc bị ém nghẹn tới 6 năm sau mới được bung ra ánh sáng khi cơ quan an toàn đường bộ của Mỹ tiếp cận hồ sơ của hàng loạt vụ tai nạn xe hơi bất thường ở nước này và kết luật nhiều vụ tai nạn có nguyên nhân do lỗi từ túi khí an toàn do nhà sản xuất phụ tùng của Nhật cung cấp.
Túi khí Takata trên xe Honda Accrod. |
Tháng 6/2014, Takata đã lên tiếng thừa nhận những sai lầm của mình khi không quản lý được chất lượng các sản phẩm của mình và cho biết, hãng này đang trong nỗ lực phối hợp cùng các hãng xe để ngăn chặn hậu quả.
Theo thống kê, năm 2014, hãng này nắm giữ khoảng 20% thị phần toàn thế giới và là đối tác của hầu hết các hãng xe trên thế giới. Chính vì vậy, Takata là cái tên lịch sử khi là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc thu hồi xe lớn nhất được ghi nhận từ trước tới nay.
Túi khí Takata thực sự là nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều hãng xe. Sau Honda, các hãng xe khác như Mazda, Toyota, Subaru, Saab, Pontiac Nissan Mitsubishi, Lexus, Infiniti, Ford, Chevrolet, Chrysler, BMW lần lượt đưa ra các cuộc triệu hồi xe do là túi khí trang bị trong xe không bung hay thậm chí có thể vỡ vụn khi gặp va chạm. Tính đến đầu năm 2017, số lượng xe thu hồi vì túi khí Takata lên tới 42 triệu chiếc của 19 nhãn hiệu xe nổi tiếng.
Hình ảnh một vụ tai nạn liên quan tới túi khí Takata. |
Về phía công ty Takata, ngay từ thời điểm ban đầu, phớt lờ lệnh triều hồi của nhiều hãng xe, Takata ung dung rũ bỏ trách nhiệm liên đới của mình. Vì vậy, sự việc được truyền thông đẩy lên cao trào và khiến nhiều người tiêu dùng trên thế giới bất mãn và đòi tẩy chay công ty có 80 năm phát triển của Nhật Bản.
Đứng trước những lời cáo buộc, Takata với các hãng ôtô lớn đã phải chịu án phạt lên tới 850 triệu USD, là một phần của thỏa thuận đạt được hồi đầu năm. Đến năm 2018, hãng túi khí phải trả xong khoản tiền này. Phía Takata cũng đã đồng ý nộp 25 triệu USD tiền phạt và thanh toán 125 triệu USD bồi thường cho các nạn nhân. Nhưng đôi bên có thể không thể đạt được thỏa thuận trước khi Takata nộp đơn. Hãng túi khí Nhật sẽ nộp đơn xin phá sản ở cả Mỹ và tại quê nhà.
Với chi phí bồi thường quá lớn và không thể chi trả, vào 26/6 vừa qua, hãng túi khí lớn thứ 2 thế giới Takata tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, cái chết của Takata cũng đang khiến các hãng xe hơi phải đâu đầu với những án phạt liên quan và bi thảm hơn nữa là phải thu hồi những mẫu ô tô được trang bi túi khí Takata để giải quyết.
Tác giả: VIỆT VŨ
Nguồn tin: Báo VTC News