Kinh tế

Hai tỉ phú Việt tuổi Tân Sửu

Tết nguyên đán Tân Sửu (2021) đang đến gần. Theo Tiến sĩ Triết học Nguyễn Văn Vịnh - người có nhiều năm nghiên cứu kinh dịch thì những người sinh năm Tân Sửu rất lợi về kinh doanh, tiền bạc. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có nhiều tỉ phú tuổi Tân Sửu.

Những người sinh năm Tân Sửu thường thuận lợi trong kinh doanh. Đồ họa: M.Duy.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh, đứng ở vị trí thứ 2 trong 12 con giáp. Trâu được xem là một loài vật rất to khỏe, chịu thương, chịu khó làm việc vất vả. Nên những người tuổi Trâu thường rất bản lĩnh, kiên trì lại mộc mạc, chân thành.

Chính vì vậy mà những người tuổi Trâu thường rất được nhiều người kính trọng.

Có 5 loại tuổi Sửu là Ất Sửu (Trâu Xanh), Đinh Sửu (Trâu đỏ), Kỷ Sửu (Trâu vàng), Tân Sửu (Trâu trắng), Qúy Sửu (Trâu đen).

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh cho biết theo ngũ hành, tuổi Đinh Sửu và Kỷ Sửu được coi là tốt nhất. Bởi lẽ Sửu thuộc hành thổ, Kỷ cũng hành thổ là quan hệ bình hòa. Còn Đinh thuộc hành hỏa, Sửu thuộc hành thổ là uan hệ tương sinh nên rất tốt.

Còn đối với Tân Sửu (những người sinh năm 1961 và 2021), Tân thuộc hành Kim mà Sửu thuộc hành thổ thì lợi về kinh doanh, tiền bạc.

Tuổi Tân Sửu đa phần cuộc đời của họ sẽ gặp được nhiều may mắn, đường công danh khá thuận lợi có nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ. Nhất là vào thời kỳ trung vận sự nghiệp của họ sẽ có những dấu ấn rõ nét.

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhiều doanh nhân nổi tiếng, tỉ phú USD tuổi Tân Sửu. Trong đó, phải kể đến “vua thép” Trần Đình Long và “nữ hoàng” thủy sản Trương Lệ Khanh.

Tỉ phú USD Trần Đình Long

Ông Trần Đình Long sinh ngày 20.2.1961 tại Hải Dương, hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HOSE:HPG).

Ông hiện là người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt Nam với giá trị tài sản ròng 1,7 tỉ USD, đứng sau Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng và CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo.

Tỉ phú USD Trần Đình Long. Ảnh: Website Hòa Phát.


Tỉ phú Trần Đình Long chính thức khởi nghiệp năm 1992 với việc chính thức thánh lập Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng cùng với người bạn thân thiết của mình là ông Trần Tuấn Dương.

Bắt đầu từ năm 1992 đến năm 1996, ông Trần Đình Long giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát.

Năm 2007, Tập đoàn Hòa Phát chính thức ra đời. Và cũng như nhiều doanh nghiệp khác, sau khi xây dựng vị trí vững chắc với sản phẩm thép, Tập đoàn Hòa Phát bắt đầu mở rộng kinh doanh ra nhiều ngành nghề như nông nghiệp, bất động sản, nội thất, điện lạnh, thương mại,…

Nữ doanh nhân Việt quyền lực nhất châu Á

Nữ doanh nhân tuổi Tân Sửu (1961) Trương Thị Lệ Khanh hiện đang sở hữu hơn 71 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (HOSE:VHC), tương đương tỉ lệ sở hữu 43,5%. Bà là người sáng lập và hiện đang giữ ghế Chủ tịch HĐQT VHC.

Giá trị tài sản ròng mà bà Khanh sở hữu trên sàn chứng khoán là 2.964 tỉ đồng.

Bà Trương Thị Lệ Khanh vừa lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á 2020 (Asia's Power Businesswomen) do Forbes bình chọn.

Chủ tịch Vĩnh Hoàn Trương Thị Lệ Khanh. Ảnh: Website Vĩnh Hoàn.


Theo giới thiệu của Forbes, bà Trương Thị Lệ Khanh đã có một thập kỷ làm việc tại các công ty nhà nước trước khi thành lập Vĩnh Hoàn vào năm 1997. Hiện nay công ty của bà có hơn 6.000 nhân viên và 6 nhà máy chế biến.

Vì phần lớn doanh thu đến từ thị trường quốc tế, bà Khanh cho biết sự suy thoái toàn cầu trong ngành F&B có thể khiến doanh thu của công ty giảm 20% trong năm nay. Để tìm kiếm cơ hội phát triển mới, nữ doanh nhân này đặt mục tiêu mở rộng trong nước và thông qua các quan hệ đối tác ở châu Âu.

Tác giả: MINH AN

Nguồn tin: Báo Lao động

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP