Tháng 4/2016, sau sự cố môi trường, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo cho Chi cục VSATTP và Sở y tế tiến hành lấy các mẫu cá tại các kho đông lạnh để xác định mức độ độc hại.
Cơ sở đông lạnh Sang Liên (Cẩm Xuyên). |
Tại thời điểm lấy mẫu, Sở y tế và Chi cục VSATTP đã không niêm phong số lượng cá ở các kho nói trên. Mãi sau khi có kết quả, các ban ngành mới xuống 4 kho để lập biên bản niêm phong số lượng cá nhiễm độc.
Người dân đã tiêu thụ hết bao nhiêu khối lượng cá nhiễm độc trong thời gian chờ đợi kết quả kiểm định từ Viện kiểm nghiệm trung ương? Tại sao thời điểm lấy mẫu, lực lượng chức năng không tiến hành niêm phong?
Trả lời câu hỏi này, ông Phan Văn Hùng, Chi cục trưởng, Chi cục VSATTP cho rằng: “Dù không niêm phong khi đi lấy mẫu, nhưng số lượng tiêu thụ bán ra rất ít, bởi tâm lí dân lúc đó họ rất ngại ăn cá biển vì sợ độc”.
Biên bản tại thời điểm lấy mẫu ở cơ sở Sang Liên là 4 tấn cá mu. |
Khi PV hỏi nếu vì sợ ảnh hưởng đến các cơ sở đông lạnh, nhỡ như có độc tố trong cá, Chi cục không niêm phong, họ vẫn bán ra cho dân, vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm về sức khỏe của dân?
Ông Hùng nói: Sức khỏe của dân được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên, người dân ở đây họ có ý thức rất cao, khi có khuyến cáo họ không bán ra ngoài.
Trong biên bản lấy mẫu tại kho đông lạnh Sang Liên, ngày 07/06/2016 của Sở y tế Hà Tĩnh có lấy 3 mẫu cá trích, cá mu, mực ống nhỏ. Tại thời điểm lấy mẫu, số lượng cá mu (M2) là 4 tấn, lấy 400g đi kiểm định. Và kết quả kiểm định hàm lượng chất Cadimi có trong cá mu ở đây là 0,14mg/kg, vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 8-2:2011/BYT.
Tuy nhiên, do không niêm phong tại thời điểm lấy mẫu nên khi có kết quả nhiễm độc, Sở y tế mới xuống niêm phong số cá đó thì khối lượng bị chênh lệnh rất nhiều. Thời điểm lấy mẫu là 4 tấn cá mu, nay chỉ còn 110kg cá nhiễm độc trong kho.
Biên bản kiểm tra cá nhiễm độc được niêm phong tại HTX Thiên Phú. |
Gần một tháng có kết quả kiểm định cá nhiễm độc, nhưng hiện nay, số cá đó vẫn nằm trong kho, chưa tiêu hủy.
“Chúng tôi đang xin chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, lúc nào tỉnh chỉ đạo cho tiêu hủy đã chúng tôi mới tiến hành. Việc tiêu hủy có thể đào hố, xây xi măng để không ảnh hưởng tới môi trường của dân xung quanh khu vực đó” – Ông Hùng cho biết thêm.
Theo ông Hùng, lượng ăn cá vào cơ thể hàng tuần có thể chấp nhận được được quy định rõ. Theo đó, chất cadimi ăn vào có thể chấp nhận được là 0,007 tùy theo trọng lượng cơ thể người.
Ví dụ một người có trọng lượng cơ thể là 60kg, theo tiêu chuẩn cho phép, và chất cadimi vượt ngưỡng trong cá mu là 0,14mg/kg thì hằng tuần người này ăn tới 3kg cá mu vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. 60 x 0,007: 0,14 = 3kg.
“Theo tôi mỗi tuần, một người không thể ăn hết 3kg cá mu được” – Ông Hùng nói.
Ông Trần Xuân Dâng, Phó GĐ sở y tế Hà Tĩnh khẳng định: Hiện có trên 8 tấn cá nhiễm chất cadimi, sẽ được tiêu hủy trong thời gian gần nhất.
11 tấn cá nhiễm độc chờ xử lý Chiều ngày 1/8, trao đổi với VietNamNet, ông Phùng Văn Hòa (chủ HXT Hùng Mạnh, trú tại thôn Long Hải, xã Thạch Kim) cho biết, hiện trong kho cấp đông của ông còn lưu trữ 51 tấn cá các loại, trong đó có 10 cá gai xô và cá gai nhỏ được kiểm nghiệm bị nhiễm độc. Theo ông Hòa, các loại cá trên được các cơ quan chức năng lấy mẫu kiểm nghiệm và công bố kết quả vào tháng 6/2016. Sau khi phát hiện các loại cá trên bị nhiễm độc, Sở Y tế đã tiến hành niêm phong lượng hải sản trên. “Lượng cá nhiễm độc vẫn được lưu trữ trong kho cấp đông, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng vẫn chưa thấy các ngành chức năng đến hướng dẫn giải quyết” – ông Hòa nói. Tại xã Thạch Kim, ngoài HTX Mạnh Hùng, hiện nay còn có HTX Thiên Phú cũng đang lưu trữ 1,1 tấn cá xước tre bị nhiễm độc. |
Thiện Lương