Tin Hà Tĩnh

Hà Tĩnh: Tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững

Sau "sự cố" môi trường biển năm 2016, tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành tổng rà soát các sự án đầu tư trên địa bàn, đánh giá lại hiệu quả và tính vền vững; đồng thời tiếp tục xây dựng, ban hành mới nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi...

Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút, sử dụng vốn đầu tư và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Nhờ đó, sau một thời gian ngắn bị ngưng trệ, tăng trưởng âm, đã có thêm nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đến với Hà Tĩnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tê- xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động...

Giai đoạn 2015 - 2020, Hà Tĩnh đã huy động tổng nguồn vốn đầu tư đạt trên 172.000 tỷ đồng. Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội chuyển dịch tích cực, tỷ trọng đầu tư từ khu vực tư nhân tăng khá; thu hút nguồn vốn FDI tuy giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng chiếm 44% trong cơ cấu vốn; thu hút đầu tư trong nước đạt kết quả tích cực.

Trong 5 năm đã thu hút được 714 dự án trong nước, tổng vốn đăng ký 29.000 tỷ đồng và 30 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 372 triệu USD. Toàn tỉnh hiện có trên 1.370 dự án đầu tư, trong đó trên 1.300 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký gần 113.000 tỷ đồng; 73 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư trên 13,7 tỷ USD, đứng thứ 9 cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài.


Đặc biệt, năm 2015, dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa HàTĩnh với vốn đầu tư 12,8 tỷ USD hoàn thành giai đoạn I đi vào hoạt động, đóng góp khoảng 30,62% GRDP của tỉnh, tạo việc làm cho trên 15.000 lao động, riêng dựán Formosa đã giải quyết việc làm cho gần 13.000 lao động.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện 2 của chủ đầu tư là Công ty One Energy Asia, các dự án cảng nước sâu đang được các Tập đoàn Singapore xúc tiến đầu tư và nhiều dự án phụ trợ khác đã đưa Khu kinh tế Vũng Áng trở thành một trong 6 khu công nghiệp đầu tàu của cả nước.

Nhờ thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, kinh tế Hà Tĩnh đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 6,75%/năm (Năm 2016 là -14,6%; năm 2017 tăng 9,9%, năm 2018 tăng 20,4%, năm 2019 tăng10,9%, dự kiến năm 2020 tăng 10,5%), quy mô nền kinh tế tăng gấp 1,6 lần so với năm 2015; GRDP bình quân đầu người tăng từ 44 triệu đồng lên trên 70 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 23 triệu đồng lên 36 triệu đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông nghiệp còn 12,2%, côngnghiệp - xây dựng 45,5%, dịch vụ 42,3%; cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực; năng suất lao động bình quân tăng 11,1%/năm.

Hiện nay, nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đã và đang nghiên cứu, đề xuất đầu tư vào Hà Tĩnh như: Tập đoàn Nguyễn Hoàng đầu tư dự án Thành phố giáo dục quốc tế với tổng mức đầu tư trên 1.300 tỷ; Tập đoàn T&T tìm hiểu đầu tư Dự án Khu đô thị sinh thái, du lịch, vui chơi giải trí Đảo Xuân Giang 2 và Dự án Khu đô thị thương mại, dịch vụ, biệt thự sinh thái Nam Cầu Phủ; Tập đoàn FLC tìm hiểu đầu tư dự án Tổ hợp Sân golf, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị biển FLC Thiên Cầm và Dự án Khu đô thị thông minh FLC Hà Tĩnh.

Công ty Crystal Bay tìm hiểu đầu tư dự án Công viên trung tâm và khu đô thị Lam Hồng Garden Park City; Công ty China Conch Venture HoldingsLimited đầu tư dự án Nhà máy đốt rác phát điện tại thị xã Hồng Lĩnh; Công ty Silavon SSP GmbH - Cộng hòa Liên bang Đức đề xuất nghiên cứu đầu tư dự án Nhà máy sản xuất thép không gỉ tại Khu kinh tế Vũng Áng(khoảng 1 tỷ USD); Công ty Điện khí Siemens và Côngty Samsung C&T đề xuất đầu tư Nhà máy điện khí tạiKhu kinh tế Vũng Áng với tổng mức đầu tư khoảng 1,5- 1,8 tỷ USD; Tập đoàn Vingroup đề xuất đầu tư dự ánKhu đô thị Hàm Nghi tại thành phố Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà (Tổng mức đầu tư khoảng 1 tỷ USD)... Tuy vậy, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu.

Nguồn lực dành cho đầu tư phát triển còn hạn chế. Còn có hiện tượng chạy theo số lượng dự án đầu tư, có thời kỳ chưa coi trọng đúng mức công tác bảo vệ môi trường trong quá trình đầu tư phát triển. Công tác bồi thường, GPMB một số công trình dự án đang vướng mắc vì nhiều lý do, đặc biệt, việc giải quyết tồn đọng (quyết toán một số dự án xây dựng cơ bản) đang gặp những khó khăn, vướng mắc. Công tác cung ứng nhân lực, xúc tiến đầu tư kết quả chưa cao do phải ứng phó với biến đổi khí hậu, dịch bệnh nói chung, nhất là hậu quả của đại dịch Covid-19. Động lực tăng trưởng mới chưa được tập trung xác định rõ; công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư chưa được quan tâm đúng mức....

Thời gian tới, Hà Tĩnh đứng trước thời cơ phát triển lớn với vị trí nằm trên trục giao thông chiến lược Bắc- Nam, liên kết vùng giữa Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh, giữa Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình, kết nối kinh tế khu vực; tuyến đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ kết nối Vũng Áng với Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan.

Tỉnh xác định “Bốn trụ cột - Ba nền tảng” (Bốn trụ cột: Công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng; Nông nghiệp; Dịch vụ, du lịch; Dịch vụ cảng biển và logistics.

Ba nền tảng: nguồn lực con người; cơ sở hạ tầng đồng bộ; đổi mới hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, cảithiện môi trường kinh doanh) và “Ba đô thị - Một trung tâm - Ba hành lang”. Ba đô thị: Đô thị xung quanh TP. Hà Tĩnh, trong đó TP. Hà Tĩnh là hạt nhân và các đô thị vệ tinh, đô thị cửa ngõ kết nối TP. Hà Tĩnh; Đô thị phía Bắc với hạt nhân là TX. Hồng Lĩnh gắn với thị trấn Nghi Xuân, thị trấn Xuân An, thị trấn Can Lộc và thị trấn Đức Thọ; Đô thị phía Nam với hạt nhân là TX. Kỳ Anh gắn với KKT Vũng Áng và các vùng phụ cận.

Một trung tâm: KKT Vũng Áng.

Ba hành lang kinh tế: Đồng bằng ven biển cùng với quốc lộ 1A và đường ven biển; Dọc đường 8 và thị xã Hồng Lĩnh - Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây; Trung du và miền núi gắn với đường Hồ Chí Minh) làm trọng điểm phát triển cho giai đoạn ‎2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.

Hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao đạo đức công vụ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, gắn trách nhiệm người đứng đầu; chủ động hội nhập quốc tế; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi phục vụ người dân và doanh nghiệp. Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông chiến lược, hạ tầng khu kinh tế, hạ tầng số, hạ tầng đô thị, nước sạch.

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị văn minh... Để đạt chỉ tiêu huy động, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 250 nghìn tỷ đồng, Hà Tĩnh đã xác định một số nhiệm vụ, giảipháp sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng và tăng cường công tác quản lý quy hoạch; tổ chức thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Rà soát, bổ sung, tích hợp các quy hoạch hiện có với quy hoạch tỉnh đảm bảo khả thi, xây dựng cơ chế, chính sách để tổ chức thực hiện. Cụ thể hoá thành các quy hoạch, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực, vùng theo mục tiêu, phát triển giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Thứ hai, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, phát triển các ngành, lĩnh vực, các thành phần kinh tế tiếp cận nhanh, ứng dụng hiệu quả thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tập trung tăng năng suất, sức cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Thứ ba, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, nhất là đối với các ngành, lĩnh vực quan trọng. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ. Phát triển đa dạng các ngành dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng; chú trọng phát triển dịch vụ, du lịch, logistics. Tập trung thu hút đầu tư, tăng tỉ lệ lấp đầy tại các khu, cụm công nghiệp; xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng trở thành khu kinh tế đa chức năng.

Đa dạng hóa các nguồn lực, hoàn thiện cơ chế chính sách, chú trọng công tác bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững với 3 trụ cột: Công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ; trung tâm logistic và dịch vụ cảng biển; phát triển dịch vụ, thương mại; trong đó dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh đóng vai trò hạt nhân; phát triển dịch vụ cảng biển và hậu cần (logistics) trở thành trụ cột quan trọng trong nền kinh tế.

Từng bước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng Vũng Áng; đưa cảng Vũng Áng, cảng Sơn Dương trở thành cảng vận chuyển quốc tế lớn của vùng Bắc Trung Bộ; hình thành và phát triển cảng hàng hóa container. Ưu tiên thu hút đầu tư phát triển công nghiệp xanh, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng và thân thiện với môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất theo hướng tiên tiến, hiện đại. Tập trung kêu gọi đầu tư hoàn thành 2 trung tâm logistics tại Khu kinh tế Vũng Áng và huyện Đức Thọ.

Định hướng phát triển Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trở thành trung tâm logistics trên giao điểm giữa trục đường Hồ Chí Minh và hành lang kinh tế Đông - Tây, là điểm trung chuyển hàng hóa giữa nội địa với Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS). Phát triển hạ tầng thương mại theo hướng văn minh hiện đại, thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản ổn định, đẩy mạnh xuất khẩu.

Thứ tư, hoàn thiện chính sách thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có tính cạnh tranh cao, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí quan trọng để đánh giá. Xây dựng cơ chế khuyến khích để tăng liên kết giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút, các dự án có công nghệ mới, tiên tiến, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, đặc biệt là các dự án tạo ra chuỗi giá trị.

Thứ năm, huy động tối đa và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, nhất là hạ tầng nông thôn kết nối đô thị, hạ tầng số, nước sạch, vệ sinh môi trường, hình thành các trục phát triển; thu hút và đẩy nhanh các dự án trọng điểm.

Thứ sáu, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư. Coi trọng xúc tiến đầu tư tại chỗ, thông qua việc giữ ổn định môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai dự án hiệu quả. Xây dựng chương trình, kế hoạch, danh mục dự án kêu gọi đầu tư, đề ra các chính sách ưu đãi đối với các tập đoàn kinh tế lớn, nhà đầu tư có trình độ khoa học - công nghệ cao; đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp, khuyến khích tư tưởng làm giàu chính đáng trong Nhân dân.

Thứ bảy, đẩy mạnh các hình thức xã hội hóa đầu tư, huy động tối đa các nguồn vốn của các tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân trong và ngoài tỉnh đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là lĩnh vực giao thông trọng điểm, đô thị động lực, cùng với chú trọng huy động nguồn lực cho văn hoá, y tế, giáo dục - đào tạo, môi trường... Dựa vào tiềm năng, lợi thế của vùng, tài nguyên đất đai để xây dựng và áp dụng linh hoạt hình thức huy động, các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư. Khuyến khích, ưu đãi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất công nghệ cao. Lồng ghép hiệu quả nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, dân cư với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

Thứ tám, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông đồng bộ, hiện đại kết nối với quốc gia bảo đảm điều kiện xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, đô thị thông minh và kinh tế số. Ưu tiên đầu tư hạ tầng phát triển khu công nghệ thông tin tập trung của tỉnh gắn với hạ tầng số. Đến năm 2025, cơ bản hoàn thành quá trình chuyển đổi số; đến năm 2030, phấn đấu đưa Hà Tĩnh vào nhóm 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phát triển Chính phủ số và tỷ lệ kinh tế số chiếm 20% GRDP của tỉnh.

Tác giả: TS. VÕ HỒNG HẢI

Nguồn tin: Báo Nhà Đầu Tư

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP