Lao Động - Việc Làm

Hà Tĩnh: Lao động “chui” tại Thái Lan – Buồn vui lẫn lộn

Những năm qua, cứ đến cữ này, nhiều người dân ở Hà Tĩnh lại kéo nhau qua Thái Lan lao động trái phép. Công cuộc mưu sinh trên đất Thái được hy vọng sẽ làm thay đổi cuộc sống, nhưng sự đổi thay ấy chứa đựng cả niềm vui lẫn nỗi buồn.

Đổi thay sau lũy tre làng
Theo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh thì lúc cao điểm, Hà Tĩnh có tới 10.000 lao động tại Thái Lan, trong đó nhiều nhất là người dân tại các huyện: Can Lộc với hơn 4.000 người, Thạch Hà khoảng 2.000 người, Lộc Hà cũng trên 2.000 người…Số lao động này sang Thái Lan làm việc chủ yếu theo con đường du lịch rồi ở lại lao động “chui” vì giữa Việt Nam và Thái Lan chưa ký kết hợp tác lao động.
Đúng như nhận định của ông Trần Đình Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh): “Mỹ Lộc đủ lúa gạo ăn kể từ khi có đập Trại Tiểu nhưng để có nhà cửa khang trang thì phải nhờ đi Thái”. Trước đây, Mỹ Lộc là một xã thuần nông, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, đời sống của nhân dân đã tăng lên rõ rệt nhờ đi lao động tại Thái Lan.
Mỹ Lộc có hơn 8.000 nhân khẩu với hơn 4.100 người trong độ tuổi lao động, trong đó đã có hơn 1.200 người lao động “chui” tại Thái Lan. Hầu như gia đình nào ở Mỹ Lộc cũng đều có người làm việc tại Thái Lan, riêng xóm Nhật Tân có gần 100% hộ. Có nhiều gia đình đi cả nhà gồm cha, mẹ, con trai, con gái, dâu, rể. Trung bình mỗi lao động có thu nhập từ 7-13 triệu đồng, hàng năm đưa về địa phương hàng chục tỷ đồng.
Diện mạo của địa phương nay đã khác xưa, nếu như ở Mỹ Lộc trước đây nhà ngói chỉ tính trên đầu ngón tay thì nay nhà cao tầng đã mọc lên khá nhiều, tiện nghi trong các gia đình đều được sắm sanh đầy đủ, hiện đại. Điển hình như gia đình ông Đặng Văn Chính (xóm Trại Tiểu, Mỹ Lộc), trước đây gia đình thuộc diện khó khăn nhưng kể từ khi có người đi lao động ở Thái Lan thì cuộc sống đã đổi khác, nhà cửa được xây cất khang trang. Hay như nhà anh Đặng Vinh (xóm Nhật Tân), cả hai vợ chồng đều làm ở Thái Lan, khi kiếm được vốn kha khá thì vợ về mở quán tạp hóa còn chồng tiếp tục sang Thái, thu nhập mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng.
Việt Nam, Malaysia cam kết
 tăng cường bảo vệ lao động di cư
Chiều ngày 16-3, lãnh đạo Công đoàn Việt Nam và Malaysia đã nhất trí cùng hợp tác để bảo vệ lao động Việt Nam tại Malaysia – một trong bốn quốc gia đứng đầu về tiếp nhận lao động di cư từ Việt Nam.
     Với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) và Công đoàn Malaysia đã ký kết Biên bản ghi nhớ bao trùm nhiều lĩnh vực quan trọng như chính thức thiết lập quan hệ hợp tác song phương và nâng cao nhận thức về lao động di cư. Biên bản ghi nhớ cũng đề cập đến việc tiến hành đối thoại để thúc đẩy phê chuẩn các công ước có liên quan của ILO; nêu những vấn đề của lao động di cư tới các nhà chức trách và hoạch định chính sách; giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh lao động, đặc biệt là trong các ngành nghề nặng nhọc, độc hại.
      Trong 10 năm qua, Việt Nam đã đưa trên 220.000 lượt người lao động sang làm việc tại Malaysia. Bình quân, mỗi năm có khoảng 12.000 lao động, chủ yếu là lao động trình độ kỹ năng thấp, di cư sang Malaysia. Hiện có khoảng 80.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại 12/13 bang của Malaysia, phần lớn trong các ngành sản xuất, chế tạo, may mặc và xây dựng.
Lan Hương
Còn tại xã Thạch Sơn (huyện Thạch Hà), xóm Sông Tiến và Sông Hải được gọi là “làng đi Thái” vì đa số người dân nơi đây đều chọn Thái Lan là điểm đến để kiếm tiền.
Người Hà Tĩnh mưu sinh ở tất cả các thành phố trên đất Thái Lan, nhiều nhất vẫn là thủ đô Bangkok, tiếp đến là những thành phố lớn như Pattaya, Phukhet, Chiengmai… Với trăm thứ nghề để kiếm sống, trong đó phổ biến nhất là nghề bưng bê, dọn dẹp, trông xe trong các nhà hàng, tiếp đến là bán rong trên đường phố, rồi giúp việc tại gia, làm thợ may, thợ sửa chữa cơ khí cho các cơ sở sản xuất.
Để tồn tại, yên ổn làm việc trên đất Thái, người lao động phải sống chui lủi, làm những công việc mà người Thái ít khi đụng tay tới. Để đối phó với cơ quan quản lý ở Thái Lan, người lao động phải đi “tò” hộ chiếu, nghĩa là giả làm thủ tục xuất cảnh rồi sau đó lại nhập cảnh. Theo cách này, hàng tháng, họ phải xuống cửa khẩu Campuchia hoặc lên cửa khẩu Lào để đi gia hạn hộ chiếu. Cũng có những người chấp nhận không gia hạn để “hộ chiếu chết”, rồi khi trở về nước lại phải đi chui, thậm chí vượt biên. Từ nhu cầu của người lao động đã hình thành nên những nhóm người chuyên đưa người qua lại cửa khẩu theo những cách trái phép khác nhau. Do việc sang Thái dễ dàng, tiện lợi, chỉ cần 1-2 triệu đồng, sau mấy tiếng đồng hồ là có thể xuất ngoại được nên nhiều người chọn cách này để kiếm sống.
Không thể phủ nhận những lợi ích từ việc lao động ở Thái Lan mang lại cho lao động nông thôn ở Hà Tĩnh, nhưng những rủi ro, hệ lụy cũng đang thách thức chính người lao động lẫn địa phương và cơ quan quản lý.
Lao động “chui” tại Thái Lan đã làm thay đổi diện mạo làng quê ở xã Mỹ Lộc nhưng đằng sau đó  tiềm ẩn nhiều hệ lụy đáng buồn
Muôn nẻo hệ lụy
Sau lũy tre làng, cuộc sống của nhiều gia đình bị xáo trộn, nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị phai nhạt và dần bị phá vỡ, sự quản lý của chính quyền địa phương bị thách thức, thậm chí cái giá mà lao động “chui” tại Thái Lan phải trả đôi khi là cả tính mạng con người.
Chắc hẳn nhiều người ở Mỹ Lộc chưa quên cái chết thương tâm nơi đất khách quê người của anh Hoàng Trọng Hùng (xóm Thái Xá 2, Mỹ Lộc) vào năm 2013. Anh Hùng vừa chân ướt chân ráo sang Thái Lan được hơn 1 tuần thì bị giết hại nhưng vụ án không được điều tra do anh Hùng không được cơ quan chức năng nước sở tại bảo hộ. Hay như việc nhiều người bị tai nạn lao động nhưng đành ngậm ngùi chịu khổ.
Mặt khác, nhiều gia đình phải gửi con cho ông, bà, người thân để “ly hương” dẫn đến việc học hành của con em sa sút, việc chăm sóc, giáo dục con cái bị hạn chế nên dẫn đến chơi bời, lêu lổng, thậm chí là bỏ học để theo cha mẹ đi làm “chui” ở Thái.
Ông Trần Đình Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Lộc cho biết: Trong năm qua xã đã tổ chức 4 lần tuyên truyền, định hướng cho người lao động trên địa bàn đi xuất khẩu lao động sang các nước khác, nơi được bảo hộ chính đáng nhưng chỉ nhận được câu trả lời rằng – mong Việt Nam và Thái Lan sớm ký kết hợp tác lao động để không phải đi “chui” nữa. Nếu được xuất khẩu lao động sang Thái Lan chính ngạch thì những rủi ro, những hiểm họa của việc lao động “chui” sẽ được hạn chế phần nào.
HẠNH NGUYÊN

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP