Lao Động - Việc Làm

Hà Tĩnh: Hai phó Chủ tịch tỉnh quyết… lùi 10 ngày thời hạn tháo dỡ nhà ở của 1000 CN!

Hai Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã trực tiếp đến thị sát tại khu vực xây nhà tạm cho công nhân Công ty NIBELC đang cư trú và kiên quyết buộc doanh nghiệp tháo dỡ, nhưng lùi thời hạn…10 ngày!

>> Thu hồi 6.228,8 m2 đất vi phạm của Công ty CP XNK Thủy sản Nam Hà Tĩnh


>> Cty Thủy sản Nam Hà Tĩnh cho thuê đất trái phép, 1000 công nhân Công ty NIBELC kêu cứu!


>> Hà Tĩnh: Doanh nghiệp “lên bờ xuống ruộng” vì bị cơ quan chức năng “hành”?


Tối hậu thư!Ngày 18/7/3013, tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 2180 với nội dung thu hồi toàn bộ diện tích đất của SHATICO cho Công ty NIBLEC thuê xây dựng khu nhà tạm cho công nhân, yêu cầu tháo dỡ toàn bộ công trình trên đất trước ngày 30/72013 bị doanh nghiệp và dư luận phản ứng. Ngày 31/7/2013, hai Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh là ông Lê Đình Sơn và ông Đặng Quốc Khánh cùng với nhiều Sở, Ban Ngành đã đến khu vực xây nhà tạm cho công nhân Công ty NIBELC đang cư trú để trực tiếp xem xét tình hình.Trong cuộc họp này hầu hết các ý kiến của các Sở, Ban Ngành ở Hà Tĩnh đều cho rằng quyết định 2180 của ông Lê Đình Sơn là đúng đắn, đồng thời nêu ra các sai phạm của Bibelc và Shatico. Riêng ông Đặng Ngọc Sơn – Giám đốc Sở NN&PTNN nêu ý kiến, mong UBND tỉnh xem xét để giải quyết thấu tình đạt lí nếu không sẽ dẫn đến việc Shatico sẽ phá sản. “Hiện nay trên đại bàn Hà Tĩnh chỉ còn lại hai công ty hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản, trong đó một công ty thì hoạt động lay lắt nên chỉ còn trông chờ vào Shatico. Trong trường hợp Shatico bị phá sản thì ngành thủy sản sẽ có nguy cơ “xóa sổ” tại Hà Tĩnh”, ông Sơn nói.Còn ông Trần Lợi – Phó Giám đốc Công an tỉnh thì cho rằng trong cuộc họp này không cần nên ra các sai phạm của Shatico và Nibelc nữa bởi nó đã quá rõ ràng. “Theo tôi, chúng ta nên tập trung thảo luận vào việc có bắt 1000 công nhân phải chuyển đi không? Nếu chuyển thì đến đâu? Lộ trình như thế nào?…”, ông Lợi phát biểu.Sau khi nghe ý kiến các ban ngành, ông Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vẫn quyết liệt buộc SHATICO phải tháo dỡ khu nhà ở công nhân trên đất thu hồi trước ngày 10/8/2013.


Công văn truyền đạt ý kiến của ông Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, buộc SHATICO phải dỡ khu nhà ở của 1.000 công nhân rước ngày 10/8 và “kết tội” công ty này đã làm “ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư” và “quyền lợi chính đáng của người lao động”.Điều đáng nói là chính hai vị Phó Chủ tịch và lãnh đạo các Sở Ban ngành tỉnh Hà Tĩnh đã tận mắt chứng kiến, xem xét nơi ăn chốn ở của hơn 1.000 công nhân đang hàng ngày thi công cầu cảng Sơn Dương phục vụ dự án trọng điểm của tỉnh (Formosa), nhưng tất cả đều đồng thanh một ý: kiên quyết buộc dỡ khu nhà ở tập thể của họ trong một thời hạn quá khắc nghiệt, trong khi doanh nghiệp chưa có chỗ di dời.Mặt khác, việc tháo dỡ khu nhà chỉ là để lấy một bãi đất trống, chưa có mục đích sử dụng, rất có thể sẽ thành một bãi đất hoang.Điều “ngược đời” là trong văn bản kết luận 2699, ông Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng việc SHATICO cho thuê đất xây nhà cho công nhân ở là “làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư” và “ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người lao động”. Trong khi đó, chính việc tìm mọi cách thúc ép doanh nghiệp, buộc tháo dỡ nơi cư trú của 1.000 công nhân, đẩy họ vào cảnh bơ vơ mới là hành vi phủ nhận “quyền lợi chính đáng của người lao động” và làm cho môi trường đầu tư của tỉnh thêm căng thẳng. Theo đạo lí của dân tộc, người Việt sẵn sàng mở rộng vòng tay đón nhận, cưu mang những người cơ nhỡ; thế nhưng Hà Tĩnh lại đẩy hàng nghìn người lao động ra khỏi chỗ tạm trú.Tại buổi làm việc, PV Tamnhin.net tranh thủ trao đổi nhanh với ông Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh về việc bảo đảm nơi ăn chốn ở, tạo điều kiện cho 1.000 công nhân làm việc. Ông Sơn hứa “sẽ xem xét”.Kết quả của việc “xem xét” đó là quyết định buộc dỡ nhà ở của 1.000 công nhân sau 10 ngày. Còn họ “đi đâu về đâu” thì tỉnh lại chưa bàn đến.Trao đổi với chúng tôi sau khi nhận quyết định này ông Trần Đình Nam – Giám đốc Công ty Shatico cho biết: “Công ty đã gửi công văn cho Công ty NIBELC, yêu cầu tìm vị trí mới, chuẩn bị kế hoạch di dời toàn bộ chuyên gia, công nhân trước ngày 10/8/2013, để SHATICO tháo dỡ toàn bộ công trình, nhà cửa theo lệnh tỉnh”.“Hiện chúng tôi dự kiến 3 điểm điểm để phối hợp với Nibelc di chuyển công nhân đến sống ở đó. Thứ nhất, là mảnh đất của công ty nằm ở xã Kỳ Thịnh hai là xin thuê một miếng đất ở xã Kỳ Long và ba là xin thuê lại trường Cao đẳng nghề ở xã Kỳ Trinh. Đề xuất này đã được chúng tôi gửi đến các cấp xem xét, giải quyết”, lời ông Nam.Nỗi niềm của 1000 công nhânCó mặt tại công trường xây kè chắn sóng cảng nước sâu Sơn Dương (của Tập đoàn Pormosa, dài 7 km) chúng tôi chứng kiến cảnh hàng trăm công nhân công ty Nibelc đang miệt mài lao động. Chờ đến giờ ăn và nghỉ buổi trưa nhóm PV chúng tôi đã tranh thủ nói chuyện với khá nhiều người để nghe tâm tư, nguyện vọng của họ.Anh Đào Văn Long (quê ở xã Kỳ Hoa – Kỳ Anh) cho biết: Tôi học trung cấp cơ khí nên khi nghe xã thông báo qua loa phát thanh Công ty Nibelc đang cần tuyển người tôi đã nộp hồ sơ đăng ký. Từ tháng 10/2012, tôi vào làm việc tại đây, mấy tháng đầu do công việc chưa ổn định nên thu nhập khoảng 4-5 triệu đồng/tháng, nhưng nay đã tăng lên khoảng 8-10 triệu đồng mỗi tháng, ngoài ra chúng tôi còn được đóng bảo hiểm. Qua trao đổi với nhiều bạn bè tôi thấy thu nhập và quyền lợi của người lao động tại công ty này là đảm bảo thậm chí hơn hẳn các nơi khác.


Những công nhân này đang rất lo lắng cho tương lai của mình Còn anh Dương Viết Len (45 tuổi, quê ở xã Kỳ Khang – Kỳ Anh) vào làm việc tại công ty từ tháng 1/2013 tâm sự: “Trước đây tôi đi xuất khẩu lao động nhưng do lương thấp và chế độ làm việc quá hà khắc (ngày làm việc từ 20 – 22h) nên phải hồi hương. Hiện, lương của tôi cộng với vợ làm ruộng ở quê đủ để nuôi 3 người con và giành dụm được nhiều hơn so với trước đây”.Do mọi thứ đang rất ổn định nên khi biết thông tin chỗ ở của công ty gần phải tháo dỡ và không biết mình sẽ ở nơi đâu nên hầu hết công nhân đều tỏ ra hoang mang lo lắng. Anh Nguyễn Xuân Nghi (38 tuổi, quê ở xã Kỳ Khang) buồn rầu cho biết: “Mặc dù là người địa phương nhưng nhà tôi cách chỗ làm 30 Km nên nếu không có chỗ nghỉ thì việc đi lại sẽ rất khó khăn và tốn kém. Còn những người ngoại huyện và tỉnh khác thì nếu chỗ ở này phải tháo dỡ họ phải thuê nhà trọ và lo trang trải mọi thứ khác trong khi giá cả trong khu kinh tế này rất đắt đỏ nên chắc chắn một điều là 1000 công nhân sẽ khổ hơn và thu nhập thấp hơn”.Doanh nghiệp đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm về hậu quả Trước nguy cơ 1.000 công nhân lâm cảnh “màn trời chiếu đất”, xẩy ra nhiều hệ luỵ khôn lường, ngày 2/8/2013, Công ty NIBELC đã gửi công văn khẩn đến ông Võ Kim Cự, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh và Tổng Thanh tra Chính phủ, Chủ nhiệm UBKT Trung ương Đảng. Trong công văn này, sau khi trình bày nguyên nhân buộc phải thuê mặt bằng của SHATICO để xây nhà ở cho công nhân (vì tại thời điểm đó, Hà Tĩnh chưa có vị trí thích hợp nào khác để xây nhà ở hay thuê nhà cho công nhân ở), Công ty NIBELC có ý kiến:


Nội dung Công ty NIBELC đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh chịu trách nhiệm về những hậu quả do việc buộc tháo dỡ khu nhà ở của 1.000 công nhân. “1-Đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chịu trách nhiệm với Chính phủ, Quốc hội và các nhà đầu tư nước ngoài về các thiệt hại kinh tế sẽ xảy ra với các doanh nghiệp; Chịu trách nhiệm về các vấn đề an sinh xã hội sẽ xảy ra trên địa bàn khi hơn 1000 lao động bị mất chỗ ăn ở sinh hoạt dẫn đến sẽ mất việc làm; Chịu trách nhiệm về việc không bảo đảm được tiến độ dự án cảng Sơn Dương.2-Đề nghị Sở Lao động thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người lao động; đề nghị Công an tỉnh hỗ trợ giải quyết các vấn đề mất an ninh trật tự (nếu có xảy ra) trên địa bàn với việc trên 1.000 công nhân sẽ không còn chịu sự quản lý tập trung và sẽ phải tự tìm kiếm thuê nhà ở trong dân”.NIBELC cam kết sẽ tháo dỡ ngay khu nhà ở của công nhân sau khi có văn bản cam kết của tỉnh Hà Tĩnh về các nội dung trên và sau khi nhận được bồi thường của SHATICO.Đồng thời, Công ty NIBELC cũng “chua chát” kết luận: “Mọi sự kêu cứu của người lao động và doanh nghiệp lên Trung ương cũng như sự chỉ đạo của các cơ quan Trung ương trong trường hợp này là không có ý nghĩa”.

Hà Vy – Hà Vũ

Tầm Nhìn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP