Tin

Giật mình với 20 nhân viên y tế sử dụng bằng giả

Ảnh minh họa

Trong khi mỗi năm có rất nhiều sinh viên ngành y ra trường thất nghiệp thì tại Thanh Hóa, từ Bệnh viện tỉnh cho đến các bệnh viện tuyến huyện, trung tâm y tế đều có nhân viên sử dụng bằng chuyên môn giả. Theo ý kiến của các chuyên gia, y tế là ngành liên quan đến tính mạng con người, việc một cán bộ ngành y không có chuyên môn dùng bằng giả là hành vi cực kỳ nguy hiểm.

bang chuyen mon gia

Giật mình vấn nạn bằng giả ngành y

Mấy ngày trước, một bệnh nhân – nạn nhân tử vong vì bị thủng dạ dày mà bác sĩ mang ra mổ ruột thừa khiến gia đình nạn nhân phẫn uất mang cả di ảnh lên bệnh viện khiếu kiện. Chuyện tưởng đùa mà là thật.

Người ta nói rằng, y tế không cho phép nhầm lẫn. Kể cả một chút xíu.

Mới đây, ông Lê Hữu Uyển, Trưởng phòng nghiệp vụ y kiêm người phát ngôn báo chí, sở Y tế Thanh Hóa xác nhận có 20 trường hợp nhân viên y tế tại các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sử dụng bằng chuyên môn giả. Cũng theo ông Uyển thì từ đầu năm 2014, sở Y tế Thanh Hóa đã bắt đầu tiến hành rà soát bằng cấp của tất cả các cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn. Sau gần 1 năm thanh tra, mới đây sở Y tế Thanh Hóa đã có kết luận có 20 trường hợp dược sĩ, y sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên (KTV) xét nghiệm ở 12 bệnh viện, Trung tâm y tế đều là bằng giả. Trong đó, riêng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quan Sơn có 3 trường hợp.

Điều đáng nói là trong số 20 trường hợp dùng bằng giả trên, có những trường hợp thâm niên hành nghề cả chục năm nhưng không bị cơ quan chức năng phát hiện. Cụ thể, ông Lê Xuân Thướng (SN 1965)- BV Đa khoa Quan Sơn, bà Bùi Thị Xuân, TTYT Lương Nội – Bá Thước; bà Ngô Thị Tám (SN 1969) – Dược sĩ, ông Lê Văn Lệ (SN 1958) – Trung tâm y tế huyện Triệu Sơn. ông Lệ có thâm niên hơn 20 năm công tác trong đó có khoảng gần 20 năm giữ chức vụ trạm trưởng trạm y tế xã Đồng Thắng.
bang chuyen mon gia
 Sở Y tế Thanh Hóa cung cấp danh sách 20 trường hợp nhân viên y tế sử dụng bằng giả để hành nghề

Ông Lê Hữu Uyển cho biết: “Sau khi có kết luận thanh tra, sở đã yêu cầu các đơn vị buộc thôi việc đối với các trường hợp dùng bằng giả đồng thời thu toàn bộ quyết định thôi việc cùng với bằng giao cho công an tỉnh để xử lý theo quy định của pháp luật”.

Tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Thanh Hóa, với tấm bằng Dược sĩ trung học giả, Bà Lê Thị Thúy (SN 1986) cán bộ viên chức khoa Dược vật tư thiết bị y tế đã có 8 năm hành nghề cấp phát thuốc tại đây. Theo chỉ đạo, ngày 16/5/2014, ông Lê Minh Sứ – Nguyên Giám đốc BV Nội tiết đã kỳ Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động đối với bà Thúy. Thời gian chấm dứt từ ngày 20/5/2014. Nhưng không hiểu sao, việc chấm dứt hợp đồng chưa được bao lâu thì cũng chính ông Lê Minh Sứ lại kỷ tiếp hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm với bà Lê Thị Thúy từ ngày 01/10/2014 với chức danh hộ lý. Trước sự việc một cán bộ viên chức, được giao công việc cấp phát thuốc sử dụng bằng giả bị phát hiện, chấm dứt hợp đồng lao động nay lại tiếp tục được ký tiếp hợp đồng lao động khiến dư luận không khỏi xôn xao.

Chia sẻ với PV, chị Nguyễn Thị Hoài (32 tuổi, TP. Thanh Hóa) bức xúc: ‘Thì ra bao nhiêu năm qua, chúng tôi đang giao phó tính mạng mình cho những người không hề có một chút kinh nghiệm và kiến thức nào về y học. Việc gian dối trong bất kỳ ngành nghề nào đã không thể chấp nhận được chứ nói gì đến ngành y. Đến bây giờ, người I dân chúng tôi vẫn cảm thấy vô I cùng hoang mang về việc làm I của họ. Không biết tại Thanh I Hóa còn có bao nhiêu y bác sĩ I dùng bằng giả. Tính mạng I chúng tôi bị đe dọa ngay cả khi I nằm ở nơi chuyên cứu sống người là bệnh viện”.

Trước đó, vào tháng 8/2014, ông Trần Hữu Tường – Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Tuy Phước (Bình Định) cũng đưa ra thông tin khiến nhiều người “rợn tóc gáy”. Vị này xác nhận cơ quan chức năng đã có kết luận 20 nhân viên y tế học đường đang làm việc tại các trường tiểu học và THCS trong huyện sử dụng bằng giả. Chỉ khi hai đối tượng mua bán bằng giả bị bắt giữ mới lòi ra gần 20 cán bộ dùng bằng giả. Theo đó, những đối tượng này đã bỏ ra 10 triệu đồng để mua bằng tốt nghiệp trung cấp điều dưỡng.

Nguy hiểm chết người

Trao đổi với PV về vấn đề trên, ông Phạm Văn Tác – Vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế đánh giá việc làm giả bằng trong lĩnh vực y tế là nguy hiểm và yêu cầu xử lý triệt để vụ làm bằng giả ở Thanh Hóa. Vị này cũng cho biết, chiều 14/1, ông đã kịp thời ký công văn gửi sở Y tế Thanh Hoá yêu cầu giải quyết nghiêm túc vụ việc này. Đồng thời, gửi thông tin đến các cơ quan chức năng để xử lý triệt để. Vi phạm đến đâu xử lý đến đó.

“Nếu người không biết gì về chuyên môn mà sử dụng bằng giả sẽ rất có hại. Không thể nào chấp nhận việc không có bằng cấp chuyên môn lại làm về chuyên môn. Việc làm giả bằng trong lĩnh vực y tế lại càng không thể chấp nhận được vì ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh. Để hạn chế bằng cấp giả, chúng tôi có văn bản chỉ đạo rà soát kiểm tra lại hồ sơ đang có đồng thời với những cán bộ tuyển dụng mới thì phải xem xét chặt chẽ”, ông Tác nói.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để làm được trong ngành y, người cán bộ phải có cả chuyên môn lẫn đạo đức. Sinh viên học Đại học y Hà Nội ròng rã 5 năm trời, mất nhiều năm trời nữa để học đủ các chứng chỉ, kỹ năng mới được công nhận là bác sĩ. Tuy nhiên, để trở thành một bác sĩ giỏi, đó còn là cả một hành trình cực khổ tu luyện không mệt mỏi chứ không thể chỉ có một tờ giấy là biến một người bình thường trở thành một bác sĩ được.

Nhóm phóng viên

(Pháp luật & Xã hội)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP