Giáo dục - Đào tạo

Đưa Dân ca Ví giặm vào các trường Mầm non ở Kỳ Anh

Để bảo tồn và phát triển các làn điệu dân ca Ví giặm, nghành Giáo dục huyện Kỳ Anh đã đưa dân ca Ví giặm vào trong các Trường Mầm non, góp phần gìn giữ các làn điệu dân ca Ví giặm để bảo tồn các làn điệu dân ca Ví giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Ảnh: Bảo tồn các làn điệu dân ca Ví giặm Nghệ Tĩnh ở các Trường Mầm non trên địa bàn huyện Kỳ Anh.
         Giờ đây, dân ca Ví giặm được  các trường Mầm non trên địa bàn huyện Kỳ Anh đưa vào giảng dạy. Qua những làn điệu dân ca Ví giặm Nghệ Tĩnh và các trò chơi dân gian góp phần bồi đắp tâm hồn cho trẻ thơ ngay từ thời thơ ấu. Ấn tượng và sâu lắng những đó là những gì diễn ra qua hội thi “ Bé yêu làn điệu dân ca và trò chơi dân gian năm học 2015- 2016” ở các trường Mầm non trên địa bàn toàn huyện.
Ảnh: Mô hình vườn Cổ tích ở Trường Mầm non Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh.
         Đi đầu trong phong trào đưa dân ca Ví Dặm vào trường học ở huyện Kỳ Anh tiêu biểu như Trường Mầm non Kỳ Xuân. Là ngôi trường nằm ở vùng bãi ngang ven biển, nơi còn gặp nhiều khó khăn về trường lớp, cơ sở vật chất song ban giám hiệu nhà trường đã  quan tâm đầu tư đưa dân ca ví dặm vào giảng dạy trong nhà trường. Để dân ca ví dặm trở thành 1 hoạt động giảng dạy thường xuyên,  Trường  Mầm non Kỳ Xuân đã tổ chức hội thi “ Bé với dân ca Ví Dặm và các trò chơi dân gian”  với chủ đề hát và thể hiện các trò chơi dân gian với nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước, thi đua ” Dạy tốt, học tốt”. Hội thi được tổ chức nhằm tạo ra một sân chơi bổ ích, lành mạnh cho trẻ em mầm non và bồi dưỡng cho thế hệ tương lai của đất nước tình cảm yêu mến các làn điệu dân ca Ví, Dặm của quê hương. Với sự chuẩn bị chu đáo, các đội đã đem đến hội thi những tiết mục văn nghệ hấp dẫn, thu hút đông đảo khán giả đến xem và cổ vũ. Đặc biệt, nhiều đội đã có sự sáng tạo, đầu tư trong việc lựa chọn phục trang, đạo cụ sân khấu đã khắc họa một cách sinh động, rõ nét về hình ảnh con người xứ Nghệ.
Ảnh: Hội thi bé yêu làn điệu dân ca Ví Dặm được tổ chức sôi nỗi trên địa bàn huyện Kỳ Anh.
           Đến nay, ở các trường học Mầm non,  Tiểu học và Trung học cơ sở ở huyện Kỳ Anh đã cơ bản thành lập được các câu lạc bộ dân ca Ví Dặm. Các thầy cô dạy nhạc được giao phụ trách giảng dạy, khuyến khích tự sáng tác bài dân ca cho các em nghe.  Qua  chương trình đưa dân ca Ví Dặm vào trường học nói chung và ở bậc học mầm non nói riêng ở huyện Kỳ Anh đã góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của xứ Nghệ nói riêng và của dân tộc nói chung,  góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt, văn hóa, văn nghệ cho giáo viên và các em học sinh mầm non, tăng cường giáo dục thẩm mỹ, bồi đắp cho tâm hồn trẻ thơ về tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, yêu con người qua các làn điệu dân ca. Đây là sân chơi bổ ích đối với trẻ thơ để các bé hiểu thêm về dân ca, và các trò chơi dân gian, giúp các bé tăng khả năng tư duy và sự khéo léo, phát triển toàn diện về thể chất và thẩm mỹ.
.
Ảnh: Hội thi bé yêu làn điệu dân ca Ví Dặm được tổ chức sôi nỗi trên địa bàn huyện Kỳ Anh.
          Có thể nói, Dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh là loại hình nghệ thuật độc đáo, được sáng tạo lưu truyền trong quá trình lao động, sản xuất, sinh hoạt gắn với không gian quen thuộc như ruộng đồng, đồi núi. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, loại hình nghệ thuật đã bồi đắp tâm hồn, nuôi dưỡng tinh thần con người xứ Nghệ, trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, với việc đưa dân ca ví dặm đưa vào các trường học mầm non sẽ giáo dục truyền thống vào giáo dục cho các cháu thiếu nhi các làn điệu dân ca của các vùng miền để từ đó chúng ta luôn tự hào, giáo dục nhân cách sống và phấn đấu vươn lên trong học tập.

Tác giả bài viết: Mạnh Hải, Trung Anh/ Kỳ Anh

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP