Di tích - Thắng cảnh

Đền Thượng đón bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

Đền Thượng là di tích lịch sử văn hóa đã có từ xa xưa (từ TK XV – TK XVI). Theo truyền thuyết và sử sách để lại, vào thời Tiền Lê, khoảng trên 500 năm, tổ tiên làng Cương Gián đã chọn nơi đây xây dựng Đền Thượng Đẳng, thờ các vị Thành Hoàng làng và thờ Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí.

Sáng 26/3, UBND xã Cương Gián (Nghi Xuân) tổ chức lễ đón nhận bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đối với đền Thượng.

Đền Thượng đón bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

Năm Đinh Hợi 1467 (niên hiệu Quang Thuận thứ 8), vua Lê Thánh Tông ban 1.000 quan tiền cho nhân lực về xây đền thờ ngài tại quê nhà ở làng Thượng Xá (xã Nghi Hợp ngày nay) cũng như trong cả nước theo chế độ quốc tạo và quốc tế (tức nhà nước lập đền thờ và nhà nước tế lễ). Đền Thượng tại xã Cương Gián cũng được lập vào thời gian đó.

Đền Thượng đón bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
Đền Thượng

Trong 37 năm (từ 1460-1497) vua Lê Thánh Tông trị vì, nước Đại Việt là “một quốc gia cường thịnh nhất trong vùng Đông Nam Á lúc bấy giờ”. Trong đó, không thể không kể đến công lao to lớn của Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí đã dựng lên một vương triều thịnh vượng và được nhà vua tôn kính đệ nhất công thần.

Thực hiện Nghị quyết TW5 khóa 8 về giữ gìn và phát huy nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, người dân Cương Gián đã góp công lao tiền của cho việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử trong toàn xã nói chung và Đền Thượng nói riêng. Đến nay, Đền Thượng được UBND tỉnh công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Thùy Dương/ Baohatinh.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP