Tháng 8/2016, Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) đã có quyết định cấm Công ty CP In Hà Nội tham gia hoạt động đấu thầu 5 năm. Ảnh: Trường Giang |
Sự giằng co giữa Nhà thầu và bên mời thầu chưa có dấu hiệu kết thúc.
Nhà thầu khiếu kiện về tiêu chí của HSMT
Gói thầu TB 11.2017: Mua sắm thiết bị văn phòng, thiết bị giáo dục theo danh mục, số lượng được phê duyệt được Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ tài chính công Hà Tĩnh phát hành HSMT từ ngày 22/1/2018 - 1/2/2018. Gói thầu này sử dụng nguồn ngân sách nhà nước đã được bố trí và các nguồn hợp pháp khác của đơn vị, được đấu thầu rộng rãi trong nước, theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ.
Ngày 26/1/2018 và ngày 31/1/2018, Nhà thầu liên tiếp có văn bản gửi Bên mời thầu kiến nghị bỏ yêu cầu nêu trên tại HSMT. Nhà thầu lập luận rằng, “Yêu cầu trên của Bên mời thầu trái với quy định tại Khoản 3 Điều 90 Luật Đấu thầu - “Quyết định cấm nhà thầu tham gia đấu thầu trong phạm vi nào thì chỉ có hiệu lực trong phạm vi quản lý đó”.
Ngày 1/2/2018, Nhà thầu tham dự Lễ mở thầu và có đề nghị Bên mời thầu ghi vào Biên bản mở thầu nội dung kiến nghị của Nhà thầu là chủ đầu tư hủy bỏ yêu cầu nói trên hoặc hủy bỏ HSMT nhưng Bên mời thầu đã không đồng ý và không cho cán bộ của Nhà thầu ghi ý kiến trên và ký vào Biên bản mở thầu.
Về vấn đề này, Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ tài chính công Hà Tĩnh cho biết, ngày 31/1/2018, Trung tâm mới nhận được văn bản ngày 26/1/2018 của Nhà thầu kiến nghị bỏ tiêu chí đánh giá nêu trên tại HSMT mà thời điểm đóng thầu là ngày 1/2/2018 (ít hơn 3 ngày làm việc so với quy định của pháp luật) nên Trung tâm không xử lý các kiến nghị và đề xuất của Nhà thầu. Trung tâm cũng cho rằng, việc bổ sung tiêu chí liên quan đến uy tín của nhà thầu tham gia đấu thầu trong HSMT nói trên là hợp lý nhằm mục đích lựa chọn được nhà thầu có uy tín trên khắp cả nước, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro trong quản lý thực hiện gói thầu, không trái với quy định pháp luật về đấu thầu.
Bên mời thầu và Nhà thầu có “duyên nợ”?
Chiều ngày 26/3/2018, trao đổi với phóng viên Báo Đấu thầu, ông Nguyễn Việt Hùng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý đấu thầu (Bộ KH&ĐT) cho rằng, kiến nghị của Nhà thầu về nội dung tiêu chí của HSMT như trên là có cơ sở. Việc Bên mời thầu đưa ra tiêu chí “nhà thầu không bị cấm tham gia đấu thầu do một đơn vị mời thầu từ năm 2016 đến nay” là không phù hợp với quy định pháp luật về đấu thầu ở cả 2 góc độ. Thứ nhất, có trường hợp nhà thầu bị cấm tham gia đấu thầu từ năm 2016 nhưng đến nay đã hết thời hạn bị cấm thì vẫn có quyền được tham dự thầu bình thường. Thứ 2, đơn vị nào đưa ra quyết định cấm thầu thì chỉ có hiệu lực trong phạm vi quản lý của đơn vị đó.
Theo Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu ngày 5/3/2018 của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ tài chính công Hà Tĩnh, nhà thầu trúng thầu gói thầu nêu trên là Công ty CP Công nghệ thông tin Lam Hồng với giá trúng thầu 5.268 triệu đồng. Hiện nay, kết quả lựa chọn nhà thầu của gói thầu này vẫn chưa được Bên mời thầu công bố trên Báo Đấu thầu và Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. 3 nhà thầu không được lựa chọn là Công ty CP In Hà Nội (không đáp ứng các quy định về chỉ dẫn nhà thầu tại mục 5.3 của HSMT); Công ty CP Phú Bách Việt và Công ty TNHH Truyền thông mạng Việt Nam bị loại vì hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm, nhân sự chủ chốt của HSMT.
Theo tìm hiểu, vào tháng 9/2017, Công ty CP In Hà Nội đã trúng Gói thầu TB 05.2017 Mua sắm bàn ghế làm việc, tủ đựng tài liệu theo danh mục, số lượng được phê duyệt (thuộc Dự án Mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung đợt 1 năm 2017) do Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ tài chính công Hà Tĩnh mời thầu. Giá trúng thầu gần 870 triệu đồng, giá gói thầu 1.002 triệu đồng, đạt tỷ lệ tiết kiệm 13%. Trong quá khứ, ngày 16/8/2016, Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) đã có Quyết định số 583/QĐ-TCTK cấm Công ty CP In Hà Nội tham gia hoạt động đấu thầu 5 năm trong phạm vi Tổng cục Thống kê.
Tác giả: Tuấn Dũng
Nguồn tin: Báo Đấu thầu