Phong Thuỷ

Cúng giao thừa: Những người NÊN và KHÔNG NÊN cúng?

Trong Lễ cúng Giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch, không phải ai trong gia đình cũng được cúng giao thừa để mang lại may mắn. Vậy ai là người được cúng lúc giao thừa?

Theo tục lệ, trong giờ tý (23h – 1h) Tết, các gia đình cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và cúng giao thừa trong nhà để đón thần năm mới.

Ai cúng sẽ mang lại may mắn?

Về vấn đề này, theo Eva từng tổng hợp trước đó và theo sách phong tục tập quán Việt Nam, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà thì:

Người đàn ông trong gia đình được cúng

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà người đứng ra chủ trì tất cả các lễ của năm mới từ lễ cúng giao thừa, đầu năm… đều phải là người trạch chủ trong gia đình, tức người đàn ông trong gia đình.
hkkkkk

Người đứng ra chủ trì tất cả các lễ của năm mới từ lễ cúng giao thừa, đầu năm… đều phải là người trạch chủ trong gia đình. Ảnh minh họa.

Nhưng thời đại ngày nay do nam nữ bình quyền, ngoài người đàn ông đứng ra làm các lễ này thì người phụ nữ cũng có thể đứng ra.

Trước khi cúng phải tắm rửa sạch sẽ

Việc thờ phụng là trách nhiệm, luân lý của người Việt. Nó thể hiện tình cảm nhớ đến cọi nguồn tổ tiên nên ai làm cũng được. Có một điều cần đặc biệt lưu ý rằng, lễ cúng giao thừa là lễ cúng để đem lại sự cát tường cho năm mới thì yêu cầu dù nam hay nữ đứng ra thực hiện lễ cúng phải tịnh thân.

Trước khi làm lễ phải tắm rửa sạch sẽ, việc quan hệ vợ chồng phải giữ từ 2 hôm trước để cho thân sạch. Không ăn những món tứ linh, không ăn cá chép, thịt chó, thịt mèo, thịt rùa… để tránh phạm ngũ phương long mạch ninh thần.

Phụ nữ bị nguyệt san không được cúng giao thừa

Người phụ nữ cần phải để ý đến chu kỳ kinh nguyệt để tránh làm các lễ lớn, đặc biệt là lễ cúng giao thừa.

Chỉ dẫn hành lễ cúng giao thừa “chuẩn”

Các chuyên gia cho rằng, đàn ông khi hành lễ đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước ngực và giơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời quì gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ phục.

Sau đó cất người lên bằng cách đưa hai bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên và đưa về phía trước ngang với đầu gối chân phải đang quì để lấy đà đứng dậy, chân phải đang quì cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái đứng ở thế nghiêm như lúc đầu. Theo đó lạy tiếp cho đủ số lạy, lạy xong vái ba vái rồi lui ra.

Có thể quì bằng chân phải hay chân trái trước cũng được, tùy theo thuận chân nào thì quì chân ấy trước.

Với các bà khi hành lễ thì ngồi trệt xuống đất để hai cẳng chân vắt chéo về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi trái. Nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt.

Sau đó, chắp hai bàn tay lại để ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống.

Cúng giao thừa: Những người NÊN và KHÔNG NÊN cúng? - Ảnh 2

Việc thờ phụng là trách nhiệm, luân lý của người Việt. Nó thể hiện tình cảm nhớ đến cọi nguồn tổ tiên nên ai làm cũng được. Ảnh minh họa.

Khi đầu gần chạm mặt đất thì đưa hai bàn tay đang chắp đặt nằm úp xuống đất và để đầu lên hai bàn tay. Giữ ở thế đó độ một hai giây, rồi dùng hai bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng thời chắp hai bàn tay lại đưa lên ngang trán như lần đầu.

Theo đó lạy tiếp cho đủ số lạy cần thiết, xong đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy.

Hoặc có thể áp dụng thế lạy theo cách quì hai đầu gối xuống chiếu để mông lên hai gót chân, hai tay chắp lại đưa cao lên đầu rồi giữ hai tay ở thế chắp đó mà cúi mình xuống, khi đầu gần chạm mặt chiếu thì xòe hai bàn tay ra úp xuống chiếu rồi để đầu lên hai bàn tay.

Thanh Minh

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP