Phóng sự - Ký sự

Cứu lấy núi Hồng – Sông La: Kỳ II – "Quy hoạch mỏ đá cách nhà dân… 200m là được"

Nhiều hộ gia đình ở xóm 4, xã Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đang hàng ngày hàng giờ phải đối mặt với bao hiểm nguy từ các mỏ đá nằm sát ngay cạnh nhà.

Lần theo những lá đơn phản ánh của người dân sống cạnh mỏ đá Cây Phượng, PV Tamnhin.net đã có chuyến xâm nhập thực tế đến xóm 4, xã Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân.Tường nứt, ngói vỡ vì mỏ quá gần nhà!Gia đình anh Đặng Văn Hải là địa điểm mà chúng tôi ghé thăm đầu tiên. Gặp PV, dường như bao chất chứa trong lòng bấy lâu anh như có dịp tuôn ra: “Năm 2003, tôi xây ngôi nhà này rất kiên cố, dù trải qua nhiều trận bão lớn nhưng nó không hề có dấu hiệu xuống cấp. Nhưng từ khi Mỏ đá Cây Phượng chuyển đến hoạt động thì tình hình đã hoàn toàn thay đổi.
Tường nhà anh Hải xuất hiện ngày càng nhiều vết nứt từ khi mỏ đá Cây Phượng đóng sát nhà hoạt độngDo địa điểm khai thác đá chỉ nằm cách nhà hơn… 100m nên lúc họ nổ mìn thì cũng là lúc nhà tôi rung chuyển dữ dội. Tình trạng này liên tục diễn ra nên chỉ sau một thời gian ngắn tường nhà đã bị nứt nẻ chằng chịt còn các mái ngói của nhà bếp thường xuyên phải thay mới do bị đá… bay ‘lạc đường’ làm vỡ”.Ngồi dưới sân nhìn lên mái che nhà anh Hải chúng tôi thấy chi chít những lổ thủng do đá rơi xuống.
Mái che trước sân nhà vừa mới thay nhưng cũng bị “đá bay” làm vỡHai vợ chồng anh Hải lúc đầu đều làm tại mỏ đá này, nhưng do thường xuyên đấu tranh “vì sự an toàn” nên anh đã bị điều động đến làm ở những ràm đá khác xa hơn. Không chịu nổi cách hành xử đó, anh Hải đành bỏ vào huyện Kỳ Anh đi làm cùng người bạn.“Không chỉ như thế này đâu các chú ạ, khi họ nổ mìn từng viên đá to bằng nắm tay cứ “bay vèo vèo” qua nhà khiến vợ chồng tôi phải dẫn mấy đứa con chạy ‘đôn đáo’ tìm chỗ nấp, như đi chạy bom đạn thời chiến tranh ấy. Nếu tình trạng này còn tiếp tục xảy ra, chắc tôi phải bán chỗ này để về quê sống với bố mẹ cho an toàn”, anh Hải chua xót nói. Bi đát hơn anh Hải là gia đình anh Bùi Văn Hiếu. Hai vợ chồng anh giành dụm mãi mới xây được một ngôi nhà khá khang trang, nhưng cũng bị mìn làm cho các bức tường bị nứt toác.Anh Hiếu kể: “Nhìn nhà “nứt khúc’ ra mà xót xa lắm! Công của vợ chồng tui tích góp trong bao nhiêu lâu đó. Giờ nứt nẻ ngang dọc thế này đây!”.
Anh Hải cho biết rằng:”Cứ khi nào mỏ nổ mìn là từng viên đá bằng nắm tay bay vèo vèo sang nhà anh”Việc nổ mìn không chỉ làm nứt nhà dân, tạo ra sự bất an đối với cuộc sống mà còn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Mỗi khi nổ mìn là toàn bộ người dân khu vực này đều bị bao bọc trong màn sương dày đặc và “mờ ảo” của… bụi đá, ai ai cũng cảm thấy nghẹt thở.Theo ghi nhận của chúng tôi, các mỏ đá ở nơi đây không chỉ gây mất an toàn trong việc nổ mìn, mà ngay việc đặt kho chứa thuốc nổ cũng nảy sinh rất nhiều bất cập, như việc đặt kho rất sát nhà dân. “Hình như… 200m thì phải!”Khi đem vấn đề phản ánh của người dân trao đổi với ông Bùi Huy Tuất – trưởng phòng TN&MT huyện Nghi Xuân thì ông Tuất cho hay: “Việc các mỏ đá ở đây nổ mìn làm nứt nhà dân chúng tôi chưa nhận được báo cáo từ xã, tôi sẽ cho kiểm tra ngay thông tin này”.Sau đó ông Tuất đã gọi điện cho chính quyền xã Xuân Lĩnh.
Khi nghe thông tin mà Tamnhin.net cung cấp ông Tuất cho biết là chưa hề nhận được báo cáo từ xã. Sau đó ông gọi điện cho UBND xã Xuân Lĩnh kiểm tra tình hìnhTiếp xúc với Tamnhin.net, ông Đinh Thế Nam – chủ tịch UBND xã Xuân Lĩnh nói: “Từ trước đến nay xã không hề nhận được thông tin việc doanh nghiệp tư nhân Cây Phượng nổ mìn làm vỡ ngói và nứt tường nhà anh Đặng Văn Hải. Nhưng sau khi các anh phản ánh lại với UBND huyện, chúng tôi đã thành lập đoàn đi kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho thấy rằng thông tin mà các anh cung cấp là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, tường nhà anh Hải và anh Hiếu bị nứt cũng chưa biết nguyên nhân từ đâu, biết đâu do móng bị kém rồi nó sụt lún thì sao”.Khi PV đặt câu hỏi: “Tại sao xã lại đề xuất cho các cơ quan chức năng cấp mỏ gần sát ngay nhà của dân như thế?”, ông Nam trả lời: “Khoảng cách như như thế là an toàn rồi”. Khi phóng viên hỏi tiếp, “Ông có biết theo quy định thì mỏ đá phải cách nhà dân là bao nhiêu thì mới an toàn không?”, lúc này ông Nam tỏ ra lúng túng “Cái này tôi không rõ lắm, nhưng quy định mỏ đá cách nhà dân 200m… là được rồi”. Anh Hải còn cho biết thêm, khi anh lên trình bày sự việc này với chính quyền xã thì có người đứng ra khuyên can: “Chú đừng có báo lên với xã mần chi (làm chi) cho rách việc. Xã nỏ (không) giải quyết cho mô (đâu), hơn nữa cả hai vợ chồng đều làm cho mỏ đá này không khéo báo xong cả hai lại phải nghỉ việc đấy”.Kỳ tới: “Nỗi kinh hoàng mang tên: Mìn!”
Hà Vy – Lê Thông

Tamnhin

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP