Tin Liên Quan

Có không việc “bảo kê” cho các xe quá tải của “tỉnh nhà”?

Sau 5 tháng Trạm kiểm tra tải trọng đi vào hoạt động, mặc dù không ít địa phương làm khá tốt việc này; song cũng còn nhiều địa phương có thời gian sử dụng trạm cân rất thấp. Bên cạnh đó, lực lượng liên ngành lại chủ yếu xử lý các phương tiện tính cách né tránh, ít phạt xe thuộc tỉnh mình, đồng thời “ buông” việc xử các xe hạng nặng.

 

Sau khi các Trạm cân lưu động được Tổng Cục ĐBVN bàn giao cho các địa phương và các Trạm này chính thức đi vào hoạt động, có thể điểm danh được rất nhiều nơi có kết quả đạt rất thấp như : Cao Bằng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Thái Nguyên, Điện Biên, Kiên Giang, Sóc Trăng hay Lạng Sơn mới sau gần nửa năm triển khai thực hiện chỉ xử lý được vài chục đến dưới 100 trường hợp vi phạm vì quá tải. Lý do được các địa phương đưa ra để chứng minh cho kết quả đạt được thấp, là: Bước đầu địa phương chủ yếu tập trung vào công tác tuyên truyền.Thậm chí khi tiến hành xỷ lý là khi thiết bị trạm cân hoạt động không ổn định. “ví như, hệ thống thiết bị phần mềm hay bị ngắt lỗi, dẫn đến không hiển thị được kết quả, rồi quá trình vận hành máy không đồng bộ,dẫn đến số liệu khi cân nhiều khi bị chênh lệch với các phiếu cân của các doanh nghiệp…

Sau khi tìm hiểu tại các trạm: Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn thuộc tuyến Quốc Lộ 1A,thì chỉ có trạm Bắc Giang là hoạt động, còn trạm của Bắc Ninh và Lạng Sơn thì không hoạt động, với lý do đang bị hỏng, chờ được sửa chữa. Và, thay vào đó là những bộ cân xách tay được sử dụng thay thế.Theo quy định, các Trạm kiểm soát liên ngành phải hoạt động là 24h và đủ 7 ngày trong tuần, nhưng ở nhiều địa phương thời gian hoạt động là rất thấp, chỉ với một vài chục % tổng số giờ và số ngày theo quy định. Trao đổi với Pv ông Đặng Văn Trung, Phó Vụ trưởng Vụ ATGT Tổng Cục ĐBVN cho biết “Qua theo dõi, có mấy nguyên nhân sau: thứ nhất là, một số địa phương không có kinh phí: Ví dụ như ở Lai Châu. Thứ 2 là, một số địa phương do các lực lượng chức năng chưa phối hợp để thành lập trạm, nên chưa tổ chức thực hiện một cách bài bản. Ví dụ: Ở Thái Nguyên, mặc dù Trạm cân đã đưa vào hoạt động, nhưng lại chưa được thành lập. Khi tổ công tác liên ngành tuần tra phát hiện xe vi phạm nhiệm vụ của họ là đem về đây để.. cân

Không những hoạt động với thời gian ít, mà còn một thực tế, là tại hầu hết các trạm cân, số phương tiện quá tải là xe của địa phương bị xử lý, đạt rất thấp. Trong tổng số xe vi phạm bị xử lý theo thống kê, tỷ lệ xe nội tỉnh chỉ đạt dao động trung bình từ 10 đến 20 %. Nhiều tỉnh con số này chỉ đạt một vài %. Thực tế này khiến dư luận đặt câu hỏi, có hay không sự dung túng, bao che hay bảo kê của nhiều địa phương cho các xe quá tải của tỉnh mình?

Tuy nhiên, ngoài những tồn tại trên, một thực tế cũng đáng để các địa phương xem lại, đó là qua xử lý, thì hầu hết các phương tiện bị xử lý quá tải, hầu như đều có tải trọng rất nhỏ? Trong khi đó, ai cũng biết rằng, các đối tượng phương tiện xe tải nặng, xe siêu trường, siêu trọng mới chính là thủ phạm gây phá nát cơ sở hạ tầng đường xá và mất an toàn giao thông.

Hoàng Anh

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP