Nghi Xuân

Clip: Người phụ nữ dựng lều ở với mộ cha mẹ tại Nghi Xuân

Video toàn cảnh khu nhà đặc biệt của người đàn bà lập dị.

Sau khi về hưu, bà Huệ tự biến mình thành người “lập dị” và sống 1 mình giữa những ngôi mộ, trong đó có mộ của cha mẹ mình.
Người đàn bà lập dị chúng tôi muốn nói đến là bà Phạm Thị Hải Huệ (66 tuổi, trú ở xóm 3, xã Xuân Phổ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh).

Người đàn bà lập dị chúng tôi muốn nói đến là bà Phạm Thị Hải Huệ (66 tuổi, trú ở xóm 3, xã Xuân Phổ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh).

Ngôi nhà của bà Huệ là trong 1 lùm cây um tùm giữa khu nghĩa trang của xóm. Xung quanh chỉ toàn là những ngôi mộ và cây cối.

Ngôi nhà của bà nằm khuất trong những lùm cây giữa khu nghĩa trang của xóm. Xung quanh chỉ toàn là những ngôi mộ và cây cối.

Con đường độc đạo dẫn vào khu ở của bà Huệ chỉ toàn là cây bụi và mồ mả.

Con đường độc đạo dẫn vào khu ở của bà Huệ cũng chỉ toàn là cây bụi và mồ mả.

Theo anh Phạm Sỹ Long cho hay, bà Huệ là người o ruột (em của bố anh Long) không lập gia đình. Trước đây, bà Huệ là cán bộ công tác tại Công an thành phố Hạ Long (Quảng Ninh). Cách đây khoảng hơn 10 năm, bà Huệ được nghỉ hưu theo chế độ với cấp hàm Trung tá.

Theo lời kể của anh Phạm Sỹ Long(cháu bà Huệ) cho hay, bà không lập gia đình.

Sau khi được nghỉ hưu về nhà, bà Huệ đã cho thuê căn nhà ở TP Hạ Long và trở về quê.

Sau khi được nghỉ hưu, bà Huệ đã cho thuê căn nhà ở T.P Hạ Long và trở về quê nhà. Cũng từ đó, người đàn bà nãy đã thay đổi thành 1 người khác với cách sống “lập dị” khiến những người hàng xóm láng giềng cũng không thể hiểu nổi lý do vì sao.

Sau khi về quê, bà Huệ không về nhà mà đến ở tại khu nghĩa trang của xóm, nơi có 2 phần mộ của bố và mẹ bà. Suốt 10 năm qua, bà Huệ dựng lên 1 căn lều và ở tại khu nghĩa trang của xóm. Điều đặc biệt, từ đó đến nay, gần như chưa có ai vào được “dinh thự” của bà, kể cả những người là anh em họ hàng.

 Suốt 10 năm qua, người đàn bà này dựng lên 1 căn lều và trú ngụ tại đây.

Mỗi khi thấy người lạ đến, bà Huệ lại ra đứng giữa đường ngăn cản và luôn mồm nói chuyện “trên trời dưới đất” để cản người khác vào khu ở của bà.

Điều đặc biệt, từ đó đến nay, bà Huệ không cho bất cứ ai vào khu ở của mình. Mỗi khi thấy người lạ đến, người đàn bà này lại ra đứng giữa đường ngăn cản, nhất quyết không cho vào, kể cả những người là anh em họ hàng thân thích.

Nhiều lần cơ quan chức năng cùng anh em họ hàng đến vận động bà Huệ ra xây nhà ở 1 khu vực khác đàng hoàng hơn. Tuy nhiên, không những không đồng ý, có khi bà Huệ còn “nổi lôi đình” và đuổi không cho ai đến.

Nhiều lần cơ quan chức năng cùng anh em họ hàng đến vận động bà Huệ ra xây nhà ở 1 khu vực khác đàng hoàng hơn. Tuy nhiên, không những không đồng ý, có khi người đàn bà này còn “nổi lôi đình” và đuổi không cho ai đến.

Sau nhiều lần tìm cách tiếp cận ngôi nhà của bà Huệ nhưng đều bị ngăn cản, ngày 19/11, nhóm PV chúng tôi đã phải nghĩ kế để đột nhập vào căn nhà của bà Huệ từ phía sau. Theo lối nhỏ, luồn lách qua nhiều ngôi mộ và vượt qua tấm rào gai, chúng tôi mới có thể “đột nhập được vào khu ở của bà Huệ.

Sau nhiều lần tìm cách tiếp cận ngôi nhà của người đàn bà “lập dị” nhưng đều bị ngăn cản. Ngày 19/11, nhóm PV chúng tôi đã phải nghĩ kế để “đột nhập” vào căn nhà của bà Huệ từ phía sau. Theo lối nhỏ, luồn lách qua nhiều ngôi mộ và vượt qua tấm rào gai, chúng tôi mới có thể tiếp cận được vào khu nhà đặc biệt này.

Phía trong là 1 khu lăng có chứa 2 ngôi mộ của bố và mẹ bà Huệ.

Phía trong là 1 khu nghĩa trang trong đó 2 ngôi mộ của cha và mẹ bà Huệ.

Nơi ở của bà Huệ chỉ được dựng tạm bằng những tấm bạt, cây cột bà kiếm được và nhờ vào những bức tường của những lăng mộ khác trong khu nghĩa địa. Trong khu ở của mình, bà Huệ nuôi rất nhiều các loại chó, mèo, bò và gà.

Nơi ở của bà chỉ được dựng tạm bằng những tấm bạt, cây cột bà kiếm được và nhờ vào những bức tường của những lăng mộ khác trong khu nghĩa địa.

Những người dân ở thôn 3, xã Xuân Phổ hàng ngày cũng chỉ nghe tiếng chó sủa, tiếng mèo kêu, tiếng gà gáy trong những lùm cây rậm rạp chứ ít khi nghe và thấy bà Huệ đi ra ngoài.

Anh Long (cháu bà Huệ) cho biết, bà rất quý các loài vật nuôi và cũng có cách hành xử “lạ đời” với chúng. Có lần bà bán 1 con bò cho người dân. Nhưng suốt 3 tháng liền, bà cứ mang cỏ và gạo đến nói người chủ mới phải nấu cơm cho bò ăn và không được đối xử tệ với chúng.

Anh Long (cháu bà Huệ) cho biết, bà rất quý các loài vật nuôi và cũng có cách hành xử “lạ đời” với chúng. Có lần bà bán 1 con bò cho người dân. Nhưng suốt 3 tháng liền, bà cứ mang cỏ và gạo đến nói người chủ mới phải nấu cơm cho bò ăn và không được đối xử tệ với chúng.

Bà Huệ có nuôi 1 con bò. Điều đặc biệt ở đầu có nổi lên 1 khối u thịt. Theo anh Long thì bà Huệ nói đây là hình bát quái âm dương hay là mâm hương mà bề trên cho.

Trong nhà người đàn bà này có nuôi 1 con bò nổi lên 1 khối u thịt có hình thù kỳ lạ.

Vào ban ngày, chỉ khi những làn khói bay lên từ bãi đất đầy mồ mả này thì người ta mới biết bà Huệ đang đỏ lửa nấu cơm. Còn lại mọi hoạt động giao tiếp của người đàn bà này gần như “đi không ai biết, về không ai hay”.

Hiện nay, hàng tháng bà Huệ vẫn được nhận lương hưu với mức cao. Tuy nhiên, số tiền này gần như bà không bao giờ sử dụng đến. Hàng ngày bà chỉ sống và làm bạn với những con vật nuôi, cây cối xung quanh mình.

Trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Anh - Phó chủ tịch xã Xuân Phổ - chúng tôi được biết, nhiều năm nay UBND xã Xuân Phổ vẫn luôn vận động bà Phạm Thị Hải Huệ đồng ý để xã hỗ trợ xây nhà theo chế độ nhưng bà Huệ không đồng ý. “Cách sống của bà Huệ rất lạ. Khi chúng tôi đến vận động để cấp đất, xây nhà cho bà ấy thì bà nói hãy để dành cho những người nghèo khó khác. Bà Huệ nói cuộc sống của bà không thiếu thốn gì”, ông Anh nói.

Trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Anh – Phó chủ tịch xã Xuân Phổ – chúng tôi được biết, nhiều năm nay UBND xã Xuân Phổ vẫn luôn vận động bà Phạm Thị Hải Huệ đồng ý để xã hỗ trợ xây nhà theo chế độ nhưng bà Huệ không đồng ý. “Cách sống của bà Huệ rất lạ. Khi chúng tôi đến vận động để cấp đất, xây nhà cho bà ấy thì bà nói hãy để dành cho những người nghèo khó khác. Bà Huệ nói cuộc sống của bà không thiếu thốn gì”, ông Anh nói.

Nhiều người ở làng ít khi được tiếp xúc với bà Huệ nên vẫn thường cho bà bị “ma ám” hay lập dị. Tuy nhiên, được tiếp xúc với bà dù chỉ 1 khoảng thời gian ngắn, chúng tôi cũng thấy được bà sống rất tình cảm và không như mọi người nghĩ.

Nhiều người ở làng ít khi được tiếp xúc với bà Huệ nên vẫn thường cho bà bị “ma ám” hay lập dị. Tuy nhiên, được tiếp xúc với người đàn bà này, dù chỉ 1 khoảng thời gian ngắn, chúng tôi cũng thấy được bà sống rất tình cảm và không như mọi người nghĩ.

Bà Huệ có chiếc xe đạp cũ. Nhưng có lẽ từ lâu bà không sử dụng đến.

Bà Huệ có chiếc xe đạp cũ. Nhưng có lẽ từ lâu bà không sử dụng đến.

Khu giếng nước và cũng là khoảng sân để làm mọi việc của bà Huệ.

Khu giếng nước và cũng là khoảng sân để làm mọi việc của bà Huệ.

Bà nuôi rất nhiều các loại động vật như chó, mèo, gà, bò...

Bà nuôi rất nhiều các loại động vật như chó, mèo, gà, bò…

Những vật dụng, đồ dùng đơn sơ trong nhà của bà Huệ.

Những vật dụng, đồ dùng đơn sơ trong “nhà” của bà Huệ.

Bà Huệ nấu ăn bằng củi tự mình kiếm như thời xưa.

Bà Huệ nấu ăn bằng củi tự mình kiếm như “thời xưa”.

Trong khu nhà của bà Huệ có rất nhiều mồ mả.

Trong khu nhà của bà Huệ có rất nhiều mồ mả.

Mồ mà ở khắp mọi nơi.
Hai ngôi mộ của bố và mẹ bà Huệ. Hàng ngày bà vẫn làm cơm cúng lên phần mộ của bố mẹ.

Hai ngôi mộ của bố và mẹ bà Huệ. Hàng ngày bà vẫn làm cơm cúng lên phần mộ của cha mẹ mình.

Không gian bếp của bà Huệ.

Không gian bếp của bà Huệ.

Giường ngủ và không gian trong ngôi nhà đặc biệt.

Giường ngủ và không gian trong ngôi nhà đặc biệt.

Theo lời bà Huệ, bà đến nơi này ở để báo hiếu với bố mẹ mình. Nên suốt 10 năm qua, bà vẫn bám trụ vào mảnh đất đầy mồ mả này.

Theo lời bà Huệ, bà đến nơi này ở để báo hiếu với bố mẹ mình. Nên suốt 10 năm qua, bà vẫn bám trụ vào mảnh đất đầy mồ mả này.

Ngọc Tú

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP