Để đưa các loại cây có múi trở thành cây chủ lực, trong những năm gần đây xã Kỳ Thượng đang triển khai đề án phát triển các loại cây ăn quả có múi như cây cam chanh và bưởi Phúc Trạch, nhằm tạo thành vùng hàng hóa tập trung của địa phương. Với mục tiêu phá bỏ vườn tạp, chuyển đổi các loại cây trồng, mở rộng diện tích trồng các loại cây ăn quả, nâng cao sản lượng, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con bà con nông dân, thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Từ khi có chủ trương phá bỏ vườn tạp, chuyển đổi cây trồng, người dân ở đây đã tập trung mở rộng thêm diện tích đưa cây cam chanh và bưởi Phúc Trạch vào trồng thử nghiệp.
Cây bưởi Phúc Trạch bén duyên trên đất Kỳ Thượng.
Gia đình ông Nguyễn Văn Phụng ở thôn Tân Phúc Thành 2, xã Kỳ Thượng có gần 2 ha đất vườn đồi, trước đây, gia đình ông chủ yếu là trồng cây lâm nghiệp, hiệu qủa kinh tế mang lại thấp, thực hiện chủ trương của cấp ủy, chính quyền địa phương, gia đình ông đã tiến hành cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả, trong đó chủ yếu là trồng bưởi Phúc Trạch và cam chanh. Hiện nay trong vườn của gia đình có 300 gốc cam chanh và 400 gốc bưởi Phúc Trạch.
Đồng chí Bùi Quang Hoàn, Chủ tịch UBND huyện
kiểm tra mô hình trồng cây cam chanh trên đất Kỳ Thượng.
Nhằm phát triển cây cam chanh và cây bưởi Phúc Trạch theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, địa phương đã có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, động viên người dân tham gia. Nhiều hộ gia đình đã tư hàng chục triệu đồng xây dựng hệ thống tưới tiêu đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật để phục vụ cho công tác tưới tiêu cho cây vườn cây ăn quả của gia đình. Những năm qua, thôn Tân Phúc Thành 2, xã Kỳ Thượng đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng kinh tế hàng hóa. Trong đó cây cam, cây bưởi là một trong những loại cây trồng có múi mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân cải thiện đời sống. Trong 4 năm trở lại, người dân xã Kỳ Thượng đã chuyển đổi những diện tích vườn tạp không hiệu quả sang trồng cây cam chanh. Toàn xã Kỳ Thượng hiện nay có 25 hộ trồng cây cam chanh kết hợp bưởi Phúc Trạch. Bình quân mỗi hộ trồng từ 400 – 600 gốc. Chủ yếu tập trung ở các vườn đồi cao, cây bưởi Phúc Trạch phù hợp với vùng đất Kỳ Thượng, dễ trồng, cây phát triển tốt, quả sai, ngon đang được thị trường ưa chuộng.
Cây bưởi Phúc Trạch trên đất Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh.
Đối với gia đình chị Lê Thị Thanh Duyện, qua triển khai mô hình trồng bưởi Phúc Trạch, cây cam chanh, bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan, mô hình đã mang lại hiệu quả cao hơn sơ với trồng các loại cây công nghiệp khác, đã góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân nơi đây. Với việc đầu tư chăm bón đúng quy trình kỳ thuật, cây phát triển tốt, tin tưởng rằng trong thời gian tới khi các loại cây này cho sản phẩm sẽ là nguồn thu nhập chính cho người dân Kỳ Thượng, góp phần đưa đời sống của người dân ngày càng được nâng lên.
Mô hình trồng bưởi Phúc Trạch của gia đình chị Lê Thị Thanh Duyện.
Với hiệu quả kinh tế bước đầu mang lại, mô hình trồng bưởi Phúc Trạch kết hợp với cam chanh ở xã Kỳ Thượng đang mở hướng lựa chọn mới cho bà con nông dân, trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Từng bước trở thành 1 trong những cây kinh tế mũi nhọn, góp phần thực hiện có hiệu quả đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. nhọn xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
Thành công bước đầu từ mô hình trồng cây bưởi Phúc Trạch kết hợp với cam chanh đã làm thay đổi nhận thức của người dân về phương thức sản xuất gắn với thị trường, việc ứng dụng các quy trình sản xuất, góp phần thúc đẩy các các hộ gia đình đầu tư mở rộng diện tích trồng cây ăn quả có quy mô và bền vững đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất cho các hộ dân trên địa bàn xã Kỳ Thượng. Thời gian tới, xã Kỳ Thượng sẽ tận dụng hết quỹ đất và nguồn nhân lực dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các laoij cây ăn quả có múi một bước mới, đưa cây các loại cây ăn quả từng bước trở thành cây trồng chủ lực có hiệu quả cao, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. /.