Trong nước

Căng mình đối phó với cơn bão mạnh nhất thập kỷ

Nghe thông tin dự báo cơn bão mạnh nhất thế giới trong năm nay, có sức tàn phá rất lớn, đang hướng vào các tỉnh, thành miền Trung, người dân các địa phương đã và đang tích cực triển khai các phương án chống bão.

Vào hơn 15h30’, tại TP Huế đã có gió nhẹ, bầu trời nhiều mây đen, tiết trời rất nóng nực – những dấu hiệu cho thấy cơn bão đã ở gần.

Người dân Huế từ sáng đã đổ xô về các chợ trung tâm mua lương thực để tích trữ. Ghi nhận tại các cửa hàng xăng, rất nhiều người đến đổ đầy bình xe. Từ chiều, công tác chuẩn bị đã khẩn trương hơn. Một số cửa hàng đã nghỉ, đóng cửa để nhân viên về nhà đón bão. Các công trình đèn đường chiếu sáng trang trí, bảng quảng cáo đang được tháo xuống với dự kiến hoàn tất vào tối nay.

Gỡ bảng quảng cáo vào chiều 9/11




Sáng nay 9/11, theo thông tin từ Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Quảng Nam, dự kiến tỉnh sẽ sơ tán hơn 44 ngàn hộ dân với gần 150 ngàn nhân khẩu trước 19h tối nay.


Về tình hình hồ chứa trên địa bàn Quảng Nam, đến 7h sáng nay 9/11 mực nước hồ thủy điện Sông Tranh 2 ở cao trình 158,41m/161m; lưu lượng nước về hồ 230 m3/s, hiện nay đang phát điện với lưu lượng 230 m3/s. Hồ thủy điện A Vương: mực nước hồ 378,39m; lưu lượng nước về hồ là 52,8 m3/s, lưu lượng xả 170 m3/s, phát điện 78 m3/s. Hồ thủy điện Đak Mi 4: mực nước hồ 255,1m/258m; lưu lượng nước về hồ 166,48 m3/s, lưu lượng xả 66 m3/s, phát điện 100 m3/s.


Người dân ra biển xúc cát về chằng lên tôn



180 hộ dân xóm Rớ (TP Tuy Hoa) bị triều cường uy hiếp (ảnh Nhạn Sơn)

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30-35km. Đến 10 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Quảng Ngãi – Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166 km/h), giật cấp 16, cấp 17.


Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc và đi dọc theo các tỉnh Trung Bộ, mỗi giờ đi được khoảng 25 – 30km. Đến 10 giờ ngày 11/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc; 104,2 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Bắc Trung Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.


Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Bắc Tây Bắc và Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.


Do ảnh hưởng của bão, khu vực giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 10-12, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 14-15, giật trên cấp 17. Biển động dữ dội.

Khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ từ ngày mai (10/11) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh. Từ đêm nay (9/11) các tỉnh từ Bình Định đến Nghệ An có gió mạnh cấp 8 – 9, vùng gần tâm bão cấp 12 – 13, giật cấp 14, cấp 15. Ở các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa từ chiều tối và đêm ngày 10/11 gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7 – 8.


Từ chiều tối nay (9/11) ở khu vực Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông, sau đó vùng mưa sẽ mở rộng ra Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ, nhiều nơi có mưa to đến rất to. Khu vực ven biển và các đảo từ Quảng Ngãi – Nghệ An cần đề phòng nước dâng do bão kết hợp với triều cường cao từ 2.5 – 5m. Sóng biển 3 – 6m, vùng gần tâm bão 8 – 10m.

Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo chống bão tại Huế

Sáng ngày 9/11, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng đoàn Trung ương đã có chuyến thị sát và chỉ đạo công tác ứng phó bão tại Thừa Thiên Huế. Cùng đi có Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát và các chuyên gia, nhà khoa học có kinh nghiệm trong công tác phòng chống lụt bão.


Phó Thủ tướng chỉ đạo công tác phòng chống siêu bão tại Huế

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP