Ngôi nhà xây dựng theo phong cách đền chùa miền Bắc xưa… nằm bên một con rạch nhỏ, trong không gian “quê” tĩnh lặng ở vùng ven thành phố.
Kiến trúc ngôi nhà thờ mang nét cổ kính, lọt thỏm giữa một khuôn viên rộng lớn, có nhiều hoa lá.
Phóng viên báo điện tử Một Thế Giới đã từng nghe danh hài Hoài Linh kể cho nghe về sự kỳ bí của bức tượng Tổ mà anh đã thờ suốt hàng chục năm nay. Anh rất tin tưởng vào sự “phù hộ” của Tổ nghiệp.
“Kiến trúc sư” chính cho ngôi nhà thờ nhiều tâm huyết của danh hài Hoài Linh là anh Năm, một nghệ nhân xứ Bắc.
Anh Năm đã bỏ vợ con ngoài quê, vào Sài Gòn suốt mấy tháng nay. Hằng ngày, anh Năm và nhiều nghệ nhân khác tỉ mỉ trau chuốt từng chi tiết cho ngôi nhà thờ này.
Anh Năm chia sẻ: “Chắc khoảng 2 tháng nữa chúng tôi sẽ hoàn tất xây dựng. Ngôi nhà thờ có kiểu dáng mang nét xưa, gợi nhớ những vùng quê miền Trung nắng gió”.
Những người thợ cho biết danh hài Hoài Linh hiếm khi đến đây, mọi việc giao hết cho một người đàn ông tên Minh trông coi.
Trước cổng ngôi nhà thờ, là hai con rồng bằng đá trắng nằm vắt ngang một con rạch. Dòng nước đục ngầu phù sa của con rạch này, chảy từ dòng sông Đồng Nai vào.
Hai con rồng được bàn tay nghệ nghệ nhân chạm trổ rất tinh xảo, sống động.
Hai con rồng được bàn tay nghệ nghệ nhân chạm trổ rất tinh xảo, sống động.
Hai con rồng được bàn tay nghệ nghệ nhân chạm trổ rất tinh xảo, sống động.
Cổng chính vào ngôi nhà thờ Tổ cũng đang được hoàn thiện.
Nổi bật trước ngôi nhà thờ Tổ là 3 tảng đá “phụ tử”. Trên tảng đá “phụ” có khắc chữ “Tâm”.
3 tảng đá “phụ tử” được đặt ở trọng tâm khuôn viên rộng lớn của nhà thờ, được thiết kế những dòng sông uốn quanh. Mặt sau tảng đá “phụ” khắc chữ “Đạo” đầy ý nghĩa.
Phía trước ngôi nhà là những cột đá cẩm thạch trắng, chạm khắc hình rồng.
Những con rồng rất sinh động trên thân cột đá.
Gian chính ngôi nhà thờ hoàn toàn bằng gỗ, nổi bật là những cột gỗ lim lớn.
Nếu chú ý, phía trên nóc ngôi nhà thờ, cũng có rất nhiều hình rồng được chạm khắc.
Những cột gỗ lim làm nên sự độc đáo ngôi nhà thờ, gợi nhớ những ngôi nhà cổ ở miền Trung nắng gió, quê hương của danh hài Hoài Linh.
Trần nhà được thiết kế hài hòa, hứng nhiều ánh sáng thiên nhiên.
Những cột gỗ lim quý nhiều tuổi này được mang từ Bắc vào.
Những nghệ nhân này đang chế tác hoa văn một góc mái của ngôi nhà.
Mái của ngôi nhà thờ Tổ cũng được lợp bằng những tấm gỗ lim mỏng.
Ở một góc sân, một nghệ nhân trẻ đang chạm khắc rồng, hoa văn trên đá….
Sau khi chế tác hoàn chỉnh, những con rồng sẽ được trang trí, làm tăng thêm sự trang nghiêm của ngôi nhà thờ Tổ.
Có vẻ danh hài Hoài Linh rất thích rồng. Có rất nhiều hình ảnh của vật thiêng này được chạm khắc trong ngôi nhà thờ Tổ của anh.
Một góc ngôi nhà thờ Tổ “trăm tỷ”….
Đây là công trình mà danh hài Hoài Linh rất tâm huyết.
theo Một thế giới