Xe

Cấm cải tạo ô tô 16 chỗ thành xe Limousine chở khách từ ngày 1/9

Luật mới quy định không sử dụng ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách.

Cấm cải tạo ô tô 16 chỗ thành xe Limousine chở khách từ ngày 1/9.

Nội dung trên được nêu trong Nghị định 47/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 19/7, sửa đổi, bổ sung Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Theo đó, Nghị định trên bổ sung khoản 3 Điều 13 Nghị định 10/2020 về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô.

Cụ thể, không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách; không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.

Nghị định mới cũng quy định, với những xe đã cải tạo xuống dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) và đã được cấp phù hiệu, biển hiệu trước ngày Nghị định 47 có hiệu lực (1/9/2022) tiếp tục được sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách đến hết niên hạn sử dụng theo quy định tại Nghị định.

Trước đây, Nghị định 10/2020 chỉ quy định không sử dụng xe ô tô cải tạo thành xe có dưới 9 chỗ (kể cả lái xe) để kinh doanh vận tải taxi.

Thực tế hiện nay, khá phổ biến hình thức xe 16 chỗ (chẳng hạn dòng Ford Transit, Hyundai Solati, Mercedes Sprinter…) được cải tạo thành dưới 10 chỗ ngồi để chở khách liên tỉnh. Những xe này thường được gọi là xe Limousine, hoạt động "núp bóng" dưới hình thức xe hợp đồng - đón khách tại nhà và trả khách tại một số bến bãi tự phát.

Như vậy, khi Nghị định 47/2022 có hiệu lực từ ngày 1/9, ô tô 16 chỗ cải tạo thành xe Limousine dưới 10 chỗ sẽ không đủ điều kiện để cấp phù hiệu, biển hiệu kinh doanh vận tải hành khách.

Theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe; không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách, không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách dưới mọi hình thức; không được ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách hoặc nhiều người thuê vận tải khác nhau; không được đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặp lại hằng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh.

Song thực tế hiện nay, rất nhiều xe Limousine đang vi phạm các quy định

Tác giả: Gia An

Nguồn tin: Báo Dân trí

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP