Ảnh minh hoạ: Internet |
Các dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản
Ở giai đoạn sớm, ung thư thực quản thường không có biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên, khi khối u phát triển, có thể xuất hiện các triệu chứng: nuốt đau, nuốt khó; gầy sút cân nhiều; đau họng hoặc lưng, phía sau xương ức hoặc hai xương bả vai; rát họng hoặc ho kéo dài; nôn; ho ra máu.
Các triệu chứng này có thể do ung thư thực quản gây ra hoặc do một căn bệnh khác, do vậy với các triệu chứng này ngoài thăm khám lâm sàng cần làm một số xét nghiệm: chụp thực quản có uống thuốc cản quang; nội soi thực quản; chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner; xạ hình xương); chụp PET/CT xem mức độ xâm lấn của ung thư.
Phòng ngừa ung thư thực quản
1, Cố gắng để kiểm soát nhiệt độ của thực phẩm dưới 65℃
Trong những trường hợp bình thường, nhiệt độ của khoang miệng và thực quản thường nằm trong một phạm vi tối đa 36,5℃ ~ 37,2℃, và phạm vi nhiệt độ cho ăn thích hợp 10℃ ~ 40℃, có thể chịu được nhiệt độ cao hơn ở mức 50℃ ~ 60℃, kiểm soát ở mức 65℃ trở xuống là ngưỡng tối đa có thể chịu được.
Nếu bạn chờ đợi thêm một vài phút, thức ăn nóng sẽ nguội đi một chút sẽ giúp miệng của bạn được an toàn, sau khi ăn cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn. Tại sao bạn cứ phải thường xuyên đáp ứng nhu cầu thèm ăn ở miệng mà không chờ đợi một chút để an toàn cho cơ thể?
2, Nên ăn uống đúng giờ, hạn chế ăn bữa khuya
Dạ dày là một cơ quan nội tạng rất thích hoạt động theo một thói quen tuân thủ "thời gian biểu" cố định.
Trong một ngày hoạt động đều đặn, dạ dày cũng có cường độ hoạt động cao điểm và thấp điểm, nếu không áp dụng ngày 3 bữa ăn uống đúng giờ, sẽ rất dễ dẫn đến axit dạ dày và pepsin và không có thức ăn để trung hoà chúng, khi đó cơ thể sẽ tự động tiêu hóa bản thân niêm mạc dạ dày, làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
3, Đảm bảo ăn uống lành mạnh
Cố gắng ăn thức ăn tươi mới, tránh xa thực phẩm chế biến sẵn, hun khói và nướng, ăn thức ăn quá cay, ăn thêm một ít thực phẩm có tác dụng phòng ngừa ung thư để ngăn ngừa ung thư thực quản như ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh.
4, Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu
Khói thuốc sẽ dễ dàng đi theo đường tiêu hóa và vào dạ dày, trực tiếp kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn đến niêm mạc bị xuất huyết hoặc gây co mạch, co thắt, hiện tượng thiếu máu cục bộ dạ dày sẽ xảy ra, các triệu chứng thiếu oxy máu. Nếu kéo dài tình trạng này, sẽ dễ dàng gây ra viêm loét dạ dày.
Trong thời gian dài uống rượu hoặc một số lần uống rượu mạnh, hậu quả để lại cho cơ thể là rất khủng khiếp, không chỉ sẽ làm phá hủy niêm mạc dạ dày, gây tắc nghẽn trong dạ dày, chảy máu, phù nề, mà còn làm ăn mòn và thậm chí có thể dẫn đến cái chết đột ngột.
5, Nên nghỉ ngơi thích hợp để thư giãn áp lực
Do cuộc sống ngày càng có nhiều áp lực, khi người ta mệt mỏi, áp lực công việc quá nhiều, dễ dẫn đến chứng khó tiêu, đau dạ dày, viêm loét…
Nếu kèm theo thức đêm trong thời gian dài, sức đề kháng của cơ thể sẽ giảm, bệnh tật sẽ nhân cơ hội này để tấn công cơ thể, ung thư thực quản cũng tương tự như thế mà phát bệnh.
Tác giả: QUẢNG AN
Nguồn tin: Báo Tiền phong