Vũ Quang: Khảo sát mô hình lắp đặt hệ thống tưới tự động

Ngày 03/6 Thường trực Hội Nông dân huyện phối hợp với Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề & Giáo dục thường xuyên huyện, trực tiếp khảo sát một số vườn cam của hội viên xã Đức Bồng, Đức Lĩnh để xây dựng hệ thống tưới nước tự động.

Sơn Kim: Rừng không phụ công người dân

Những cánh rừng tự nhiên với bạt ngàn lim, dổi nhưng hàng chục năm qua không bị người dân khai thác, chặt phá mà họ còn tự khoanh nuôi bảo vệ, phục hồi tài nguyên rừng – đó là hiệu quả của việc nhà nước giao đất giao rừng đến tận hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài tại thôn Khe 5 xã Sơn Kim 1 huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh).

Mô hình chăn nuôi bò ở Kỳ Hoa – Kỳ Anh

Ngoài tập trung làm ăn, nâng cao thu nhập anh chị còn  tham gia tích cực các hoạt động xã hội, luôn gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, xây dựng gia đình văn hóa. Có được kết quả đó, trước hết bản thân phải quyết tâm, dám nghĩ, dám làm, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, nắm bắt kịp thời các thông tin về khoa học kỷ thuật mới và sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương. Học tập mô hình kinh tế trang trại của anh chị, hiện hội nông dân xã Kỳ Hoa tiếp tục nhân rộng, đầu tư phát triển kinh tế trang trại thep hướng đa cây, đa con, khai thác hết mọi tiềm năng, lợi thế sắn có của địa phương, đưa Kỳ Hoa sớm trở thành xã nông thôn mới của vùng đô thị.

Hà Tĩnh: Dân hoa mắt, chóng mặt trên ruộng…

Hà Tĩnh đang phải hứng chịu những ngày nắng nóng khó chịu nhất từ đầu năm lại nay. Tại các huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh được coi là chảo lửa của dãy đất miền Trung như Hương Khê, Vũ Quang… mấy ngày qua nắng nóng gay gắt vượt 40°C khiến không khí ngột ngạt khó thở, người dân – nhất là nông dân vô cùng khổ cực.

Hiệu quả từ kinh tế trang trại, gia trại ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Theo chân cán bộ Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hương Sơn, chúng tôi được đi tham quan mô hình phát triển chăn nuôi lợn của HTX Đá Bạc tại xã Sơn Long. Được biết, đây là mô hình phát triển lợn đứng đầu của huyện Hương Sơn. Với quy mô tổng đàn 450 con lợn nái, mỗi tháng, HTX thu về trên 300 triệu đồng. Đặc biệt, mô hình này đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục lao động với thu nhập mỗi tháng từ 4 – 5 triệu đồng.

Hà Tĩnh: Liên kết chăn nuôi bò chất lượng cao

Thực hiện chương trình phối hợp về việc triển khai Dự án “Phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao và mô hình liên kết trồng cỏ, ngô, cao lương làm thức ăn cho bò”, vừa qua Hội Nông dân huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) phối hợp với Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh tổ chức hội thảo phát triển bò thịt chất lượng cao tại 5 xã: Phúc Đồng, Phú Phong, Phương Điền, Hà Linh và Hương Xuân cho gần 400 hội viên, nông dân. Tham gia chương trình phối hợp, hội viên nông dân sẽ được hưởng một số lợi ích như: Được miễn phí hoàn toàn tiền tinh bò chất lượng cao và tiền công phối giống, được tập huấn khoa học kỹ thuật; khi bê đạt 4-6 tháng tuổi Tổng Công ty sẽ thu mua 100% sản phẩm theo giá thị trường; được Tổng Công ty hỗ trợ 5 triệu đồng đối với rủi ro nếu bê con chết do khó đẻ… Chương trình liên kết này mở ra cơ hội cho nông dân các xã của huyện Hương Khê phát triển đàn bò thịt chất lượng cao, theo quy trình khép kín từ sản xuất đến bao tiêu sản phẩm.

Cẩm Vịnh: Trồng cây dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đưa lại hiệu quả kinh tế cao đặc biệt là thực hiện liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm tạo điều kiện cho người dân yên tâm sản xuất. Đây chính là bài học thành công của xã Cẩm Vịnh trong việc đưa cây dược liệu vào sản xuất thay thế một số loại hoa màu, rau quả nâng cao gía trị kinh tế gấp nhiều lần trên đơn vị diện tích.

Hà Tĩnh biểu dương 130 nông dân điển hình tiên tiến giai đoạn 2010-2015

Sáng 8/4, Hội Nông dân Hà Tĩnh tổ chức hội nghị biểu dương “Nông dân điển hình tiên tiến” giai đoạn 2010 – 2015. Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Nguyễn Thị Gái, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y tới dự.

Hà Tĩnh: Bấp bênh “thần dược” từ hươu sao

Vụ thu hoạch nhung hươu năm nay, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) dự kiến thu được 10 tấn, trị giá khoảng 100 tỉ đồng. Song dù nguồn lợi cao, nghề nuôi hươu ở Hà Tĩnh lại đang đối mặt với nhiều khó khăn do đầu ra bấp bênh.

Hà Tĩnh: Ngư dân phấn khởi được mùa cá vụ Bắc

Từ tháng 10/2014 đến ctháng 3/2015, thời tiết tương đối thuận lợi cho việc khai thác thủy sản; ngư trường dồi dào, xuất hiện nhiều luồng cá cho sản lượng cao. Nguồn lợi cá nổi nhỏ như trích, mu, cơm và các loại hải sản khác như ốc, sò, tôm… khá phong phú làm tăng năng suất và sản lượng cho các đội tàu vây, mành và nghề kéo, rê, lồng bẫy…

Hương Sơn: Hươu sao mùa cắt “lộc”

Hương Sơn may mắn được đất trời ban cho điều kiện thuận lợi, phù hợp với sự phát triển của hươu sao. Mùa cắt nhung (còn gọi là lộc hươu) được tính từ Tết Nguyên đán đến tháng 7 âm lịch, nhưng rộ mùa là vào khoảng tháng giêng, tháng 2 âm lịch.

Hàng trăm tấn ngao chết trắng tại các vùng ven biển Hà Tĩnh

Theo ông Phạm Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Tĩnh, dấu hiệu ngao chết bất thường được phát hiện đầu tiên vào ngày 19/2 tại các bãi nuôi ngao ở các xã huyện Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh với diện tích gần 39ha/21 hộ. Theo thống kê từ Chi cục thú y tỉnh Hà Tĩnh, đến nay, tổng diện tích ngao chết ở 2 huyện nói trên gần 68ha/670 tấn ngao, với mức độ chết 80 – 90%, tương đương trên 8 tỷ đồng. Hộ thiệt hại nhiều nhất là hơn 1 tỷ đồng.

Sơn Châu (Hương Sơn) thay áo mới

Sau 4 năm xây dựng nông thôn mới (XDNTM), xã Sơn Châu (Hương Sơn – Hà Tĩnh) đã thực sự thay da đổi thịt và vững bước đi lên.

Làng bưởi nức tiếng quyết tâm về đích nông thôn mới năm 2015

Phúc Trạch được lựa chọn là xã điểm để về đích trong năm 2015. Đến cuối năm 2014, xã đã hoàn thành 10/19 tiêu chí, các tiêu chí còn lại đều đã đạt tỷ lệ cao. Lãnh đạo và nhân dân Phúc Trạch vẫn đang nỗ lực để kịp cán đích trong năm.

BÀI ĐỌC NHIỀU

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Đền Truông Bát là một ngôi Đền có lịch sử lâu đời, đã được xếp hạng là Di tích Lịch sử – Văn hoá, đây là nơi thờ Vương Nương Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Lộc Hoa Công Chúa (Bà Chúa Lộc – Thân Mẫu Quan Hoàng Mười). Hàng năm Đền luôn tổ chức nhiều hoạt động lễ hội thu hút đông đảo bà con nhân dân địa phương và các tỉnh trên cả nước tham gia. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động và quản lý di tích này đã xuất hiện nhiều dấu hiệu sai phạm, Phóng viên Văn hiến Việt Nam đã nhận được phản ánh của nhân dân cũng như ý kiến của các cử tri xung quanh ngôi Đền linh thiêng này…

TOP