Gartner xếp Việt Nam nằm trong top 5 những nhà cung cấp dịch vụ gia công IT tại châu Á – bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines và Sri Lanka – so với vị trí thứ 30 năm 2010. Công ty nghiên cứu thị trường này mô tả Việt Nam như một lựa chọn tốt với chi phí thấp cho các công ty lớn – nơi trình độ sử dụng tiếng Anh được cải tiến mạnh trong những năm gần đây.
Sự lớn mạnh gần đây của những công ty tư nhân mang đến dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, vốn phụ thuộc nhiều vào kinh tế nhà nước và tập đoàn đa quốc gia trước đây, theo Wall Street Journal.
Trong làn sóng phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực IT, các lập trình viên, nhà phát triển trong nước bắt đầu tham gia cuộc chơi. Hơn 100.000 công ty đăng ký website trong năm 2013 – theo số liệu từ Bộ Thông tin Truyền thông, tăng 170% so với một năm trước đó.
Bkav – một công ty phát triển phần mềm diệt virus, vừa chuyển sang lĩnh vực điện tử tiêu dùng bằng việc ra mắt smartphone made in Vietnam để cạnh tranh với Apple hay Samsung. Chủ tịch của hãng này thậm chí còn ăn mặc theo phong cách của Steve Jobs với áo cao cổ màu đen và quần jean trong buổi ra mắt Bphone vào năm ngoái.
Đông Nguyễn – nhà phát triển game Flappy Bird cũng sẽ trở lại. Anh này lên kế hoạch ra hàng loạt game di động mới cuối năm nay. Nhiều dự án mới gồm nền tảng dạy học trực tuyến có tên gọi FUNiX cũng ra đời để tạo ra một thế hệ nhà phát triển phần mềm mới.
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam tạo ra doanh thu 4 tỷ USD năm ngoái. Nhiều startup ra đời đáp ứng sự tăng trưởng này. Ảnh: WSJ. |
WSJ nhận định, thị trường thương mại điện tử bùng nổ tại Việt Nam (doanh thu 4 tỷ USD năm ngoái, so với 700 triệu USD năm 2012) là nhân tố thuận lợi để tạo ra những starup giàu sáng tạo. Không phải tất cả những dự án này đều thành công. Bkav gặp khó trên thị trường smartphone sau khi Bphone nhận phải hồi kém thuyết phục từ người dùng trong nước. Tuy nhiên, nó cho thấy tham vọng của Việt Nam đi theo con đường phát triển công nghệ như những người Hàn Quốc, Đài Loan. Việt Nam có nhiều lợi thế, ông Trương Gia Bình – chủ tịch một tập đoàn công nghệ lớn tại Việt Nam – cho biết, mặc dù hiện tại, chỉ tập trung vào vấn đề gia công.
Học sinh trung học của Việt Nam xếp thứ 12 thế giới về toán và các môn khoa học, theo khảo sát của OEDC năm ngoái – so với vị trí thứ 28 của nước Mỹ.
Mặc dù có sự sáng tạo và kỹ năng để tạo ra những công ty địa phương, Việt Nam cần làm tốt hơn trong khâu quảng bá bản thân để mang về vốn đầu tư, ông Bình cho hay.
Công ty mẹ của Google là Alphablet vừa công bố kế hoạch đào tạo 1.400 kỹ sư Việt Nam. CEO Sundar Pichai của Google tới thăm Việt Nam vào tháng 12/2015 và gặp gỡ giới khởi nghiệp công nghệ trong nước. Ông cho rằng startup Việt Nam có thể đạt thành công lớn nhờ vào sự bùng nổ người dùng Internet và văn hóa doanh nhân. Trước 200 người tại Hà Nội, ông Pichai chia sẻ ông không tìm ra bất cứ lý do ghì ngăn các công ty Việt Nam lớn mạnh theo các của người Ấn Độ hay Trung Quốc. “Tôi nghĩ vấn đề chỉ là thời gian”, Pichai chia sẻ.