Nhiệm vụ đầu tiên của đội trừng phạt là đánh đập một người phụ nữ chưa chồng bị bắt trong phòng khách sạn với một người đàn ông. Lăm lăm vũ khí trong tay, người phụ nữ mặc áo choàng đỏ sậm che kín mặt mũi giơ tay vụt roi lên người “phạm nhân”, vang lên từng tiếng chát chúa.
Trước trận đòn khủng khiếp, nạn nhân chỉ biết co ro tự ôm lấy bản thân, rúc sâu vào chiếc áo choàng màu trắng. Trên nền đất là tấm bạt màu xanh đánh dấu hiện trường hành hình chẳng khác nào thời trung cổ, bên cạnh là một nhóm nam giới mặc đồng phục đứng quan sát. Một người trong số đó có thể là bác sĩ, được cử đến để đề phòng tình huống bất trắc.
Người phụ nữ nhận hình phạt quỳ gối trên tấm bạt xanh. |
Indonesia là quốc gia có tỷ lệ người theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, và Aceh, tỉnh lị cực tây của nó trên đảo Sumatra, là khu vực duy nhất vẫn áp dụng luật Hồi giáo Sharia. Thông thường, những “tội nhân” phải chịu phạt đánh bằng cây mây bị xem là vi phạm tiêu chuẩn đạo đức như đánh bạc, uống rượu, hoặc phụ nữ chưa kết hôn ở cùng phòng với đàn ông.
Theo truyền thống, hình phạt quất roi do đàn ông thực hiện, song ngày càng có nhiều phụ nữ bị buộc tội liên quan đến “đạo đức”, khi tiêu chuẩn hành vi của người hiện đại xung đột sâu sắc với điều lệ của Hồi giáo xa xưa. Đây là nguyên nhân khiến chính quyền Aceh thành lập một đội “chấp pháp” 8 thành viên toàn là nữ, với ý định sử dụng họ để kiềm chế những người cùng giới chẳng may phạm luật.
Hình phạt được thực hiện công khai. |
Nước láng giềng Malaysia cũng có thể chế Hồi giáo tương tự như vậy, nhưng với sự phát triển của internet và thời đại thông tin hiện nay, động thái này đã vấp phải sự phản đối kịch liệt đến từ các nhà hoạt động vì nhân quyền. Ngay đến Tổng thống Indonesia cũng công khai kêu gọi ngừng hình phạt quất roi. Tuy nhiên, tiếng nói của ông có phần yếu thế hơn với người dân Aceh, nơi chấp hành luật tôn giáo như một phần của thỏa thuận tự trị năm 2005 nhằm chấm dứt cuộc nổi dậy ly khai kéo dài hàng thập kỷ.
Người thi hành án không được tiếp xúc với phóng viên. |
Người phụ nữ thực hiện hình phạt đầu tiên có vẻ cực kỳ căng thẳng, nhiều người phải trấn an một lúc lâu mới giúp cô gom góp đủ dũng khí để vung roi lên cơ thể người khác. Chính quyền Aceh đã mất nhiều năm để thành lập nhóm chấp pháp này, đào tạo họ về kỹ thuật ra tay và cách hạn chế chấn thương. Trước nhóm người này, đội ngũ thi hành án phạt gồm 12 người đàn ông. Tất cả họ đều phải giữ bí mật về danh tính của mình và không được phép tiếp chuyện phóng viên. Trưởng điều tra viên của cảnh sát Zakwan cho biết: “Đó là sự truyền dạy để họ hiểu rõ hơn về vai trò của mình, tuyệt không thương xót cho những người xâm phạm đến luật lệ của Đức Chúa”.
Tác giả: Thanh Vân
Nguồn tin: saostar.vn