Trung Quốc

Báo Trung Quốc so sánh sức mạnh quân sự, đe dọa hủy diệt Việt Nam

Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 16 tháng 5 đăng bài viết nhan đề “Phân tích: So sánh hải, không quân Trung-Việt cho thấy, Việt Nam còn lâu mới là đối thủ của Trung Quốc”.

“Hải không quân TQ muốn lấy Việt Nam là một “vật thử nghiệm” để nâng cao bản lĩnh tác chiến lập thể trên biển-trên không, không biết lượng sức sẽ bị hủy diệt”
Tàu chiến của Hải quân Việt Nam (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc)

Để hiểu rõ báo Trung Quốc đánh giá, nhìn nhận thế nào về hiện trạng của quân đội Việt Nam, báo GDVN xin đăng tải toàn bộ nội dung bài báo để bạn đọc rộng đường tham khảo.

Theo bài báo, cùng với tình hình đối đầu trên biển giữa Trung-Việt trong giai đoạn gần đây ngày càng căng thẳng, khả năng xảy ra chiến tranh giữa Trung-Việt bất ngờ tăng lên.

Như vậy, giữa Trung-Việt thực sự có khả năng nổ ra chiến tranh? Cán cân sức mạnh quân sự giữa hai nước Trung-Việt như thế nào?

Cán cân sức mạnh hải, không quân Trung-Việt

Theo bài báo, nếu Việt Nam và Trung Quốc nổ ra chiến tranh, hải không quân hai nước sẽ đóng vai trò chủ lực trong giao chiến, cho nên so sánh quân sự hải, không quân của hai nước là điều mà báo TQ coi là “rất có ý nghĩa”.

Việt Nam

1. Thực lực không quân Việt Nam: Trong tình hình không có quyền kiểm soát trên không và quyền chủ động chiến trường hiện nay, Việt Nam đương nhiên không chịu kém người về không quân.

Máy bay chiến đấu Su-27SK của Không quân Việt Nam

Không quân Việt Nam hiện đã trang bị 12 máy bay chiến đấu Su-27SK (tiến hành không chiến tầm xa) và 24 máy bay chiến đấu Su-30MK2 (có thể tiến hành tấn công chính xác đối với các mục tiêu trên biển) mua của Nga, biên chế cho khoảng 3 trung đoàn bay.

Trong tương lai, không quân Việt Nam sẽ còn mua rất nhiều máy bay chiến đấu chủ lực. Không loại trừ mua lượng nhỏ máy bay chiến đấu tấn công Su-34 và nhập khẩu rất nhiều máy bay tấn công hạng nhẹ F/A50 của Hàn Quốc để tiến hành phối hợp cao thấp.

Hai đầu nam bắc lãnh thổ Việt Nam cách nhau 1.600 km, chỗ hẹp nhất của chiều sâu chỉ 50 km. Đặc điểm địa lý “thiếu chiều sâu bảo vệ chiến lược” này quyết định khả năng tự bảo vệ bản thân của không quân Việt Nam khi khai chiến là “có vấn đề”, theo tuyên truyền của báo TQ, chỉ dựa vào hơn 20 máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba để thực hiện “ý đồ kiểm soát Biển Đông” rõ ràng tạm thời là điều “không thể”.

Nhưng, trong tương lai, sau khi không quân Việt Nam hoàn thành cải tạo hiện đại hóa, khả năng “xâm lược Biển Đông của Trung Quốc” sẽ trầm trọng hơn – báo Trung Quốc xuyên tạc bằng các ngôn từ bẩn thỉu, không ngại ngùng.

Nhưng, hiện nay, Việt Nam vẫn chỉ là một lực lượng không quân mang tính chiến thuật, lấy phòng không lãnh thổ với tính chất phòng ngự là chính.

Máy bay chiến đấu Su-30 của Việt Nam (ảnh tư liệu)

2. Hải quân Việt Nam: Hải quân Việt Nam hiện có hơn 120 tàu tác chiến các loại, gồm có tàu hộ vệ, tàu tên lửa và tàu ngầm thông thường. Chúng phần lớn là “đồ cũ” do Liên Xô viện trợ trước đây, do thiếu bảo dưỡng và cung ứng linh kiện, thực lực của hải quân Việt Nam thực sự khó mà so sánh với hải quân Trung Quốc – báo Trung Quốc tự tin bình luận.

Bài báo cho rằng, trang bị tương đối tiên tiến là tàu tên lửa lớp Tarantul (người Việt Nam gọi là lớp Molniya/Tia chớp) của Cục thiết kế trung ương Almaz Nga.

Tàu này có lượng giãn nước trên 500 tấn, tốc độ lớn nhất trên 40 hải lý/giờ, trang bị hệ thống phóng tên lửa chống hạm 3M-95 Uran và 16 quả tên lửa chống hạm, 4 quả tên lửa phòng không vác vai Igla (phóng từ bệ phía sau tàu).

Nga đã sản xuất 4 tàu cùng loại cho Việt Nam, sau đó, Việt Nam sẽ nhận được giấy phép sản xuất loại tàu này, chế tạo 6 chiếc ở nhà máy Quang Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài tàu tên lửa tốc độ nhanh Tarantul, Nga còn chế tạo 2 tàu hộ vệ lớp Gepard cho Việt Nam, tổng kim ngạch là 350 triệu USD, hiện nay hai tàu này đã phục vụ trong hải quân Việt Nam.

Còn có 2 tàu chiến tương tự đang lắp ráp ở thành phố Hồ Chí Minh, Nga sẽ cung cấp linh kiện cho chúng. Tàu hộ vệ lớp Gepard chủ yếu dùng để chống tàu ngầm, tấn công tàu nổi và mục tiêu trên không.

Tàu tên lửa lớp Molniya của Hải quân Việt Nam, trang bị tên lửa chống hạm Kh-35

Ngoài ra, Nga còn cung cấp hệ thống tên lửa chống hạm phòng thủ bờ biển Bastion. Hệ thống tên lửa chống hạm kiểu cơ động này của Nga có tính năng tiên tiến, tốc độ bay lớn nhất đạt 3 Mach, uy lực to lớn, có thể phá hủy tàu chiến tất cả các lớp và chủng loại, trong đó có tàu sân bay, bất kể là mục tiêu biên đội hay mục tiêu độc lập. Nó có thể bảo vệ tuyến đường bờ biển trên 600 km, ngăn chặn quân địch đổ bộ tác chiến.

Đồng thời, Việt Nam đã đặt mua 6 tàu ngầm diesel-điện Type 636M (NATO gọi là lớp Kilo) của Công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga, trị giá hợp đồng lên tới 3,2 tỷ USD. Nga đã bàn giao 2 tàu ngầm loại này cho hải quân Việt Nam, lần lượt là tàu ngầm Hà Nội số hiệu HQ-182 và tàu ngầm TP. Hồ Chí Minh số hiệu HQ-183. Tàu ngầm Hải Phòng số hiệu HQ-184 hạ thủy vào tháng 8 năm 2013, dự kiến sẽ về Việt Nam vào tháng 11 năm 2014.

Hải quân Việt Nam hôm nay

Nhưng, tàu tên lửa lớp Tarantul của hải quân Việt Nam trang bị tên lửa Moskit – loại tên lửa được Nga gọi là sát thủ tàu sân bay, song người Việt Nam chủ yếu sử dụng tên lửa Uran tốc độ cận âm – cơ bản giống với tên lửa chống hạm YJ-83 hiện sử dụng cho tàu chiến của hải quân Trung Quốc.

Trên các phương diện như tầm bắn xa nhất và trọng lượng đầu đạn, nó còn chưa bằng tên lửa chống hạm YJ-83 của hải quân Trung Quốc. Trong khi đó, tàu tên lửa lớp Osa hiện có của hải quân Việt Nam sử dụng tên lửa chống hạm Styx kiểu cũ, đây là một loại tên lửa chống hạm rất dễ bị gây nhiễu.

Tàu hộ vệ Đinh Tiên Hoàng HQ-011 lớp Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam

Còn về tàu hộ vệ lớp Gepard của hải quân Việt Nam mua của Nga – đây chính là một loại tàu chiến có khả năng săn ngầm nhất định thích ứng với tác chiến biển gần. Nếu lấy nó so sánh với tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Type 056 của hải quân Trung Quốc (đã trang bị 5 chiếc cho Hạm đội Nam Hải), tàu hộ vệ lớp Gepard của hải quân Việt Nam không được coi là có khoảng cách.

Báo TQ bình luận như phim hoạt họa cho rằng, nhưng xem ra nếu tách rời sự hỗ trợ của không quân Việt Nam, tàu hộ vệ loại này của hải quân Việt Nam chỉ có thể trở thành “bia ngắm sống” của máy bay chiến đấu Phi Báo (JH-7) của lực lượng hàng không hải quân Trung Quốc.

Tàu ngầm lớp Kilo sắp trang bị quy mô lớn của hải quân Việt Nam là mối đe dọa lớn nhất. Là một loại vũ khí mang tính tấn công, tàu ngầm nếu sử dụng thích hợp thì có thể tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng cho các tàu nổi cỡ lớn như tàu sân bay, hải quân Việt Nam có thể thông qua huấn luyện 1 – 2 năm là có thể thành thạo điều khiển một chiếc tàu ngầm diesel-điện hiện đại hóa cao, và sử dụng vũ khí của tàu.

Tàu ngầm thông thường Hà Nội HQ182 của Hải quân Việt Nam

Nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa là có thể nhanh chóng điều khiển thuần thục tàu ngầm, cũng không có nghĩa là có thể phát huy tác dụng trong giao chiến với kẻ địch mạnh có khả năng tác chiến hệ thống tương đối hoàn thiện – báo Trung Quốc đe dọa.

Đối với một lực lượng hải quân chưa từng trang bị, sử dụng tàu ngầm, sử dụng thành thạo tàu ngầm có thể sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề phức tạp. Trước hết là xây dựng hạ tầng đồng bộ.

Tác chiến tàu ngầm phụ thuộc rất lớn vào sự chi viện hệ thống từ bên ngoài. Bỏ ra 5 – 6 năm xây dựng một biên đội tàu ngầm là điều có thể, nhưng hình thành sức chiến đấu toàn diện e rằng còn khó hơn. Thậm chí trong một số trường hợp đặc biệt, tàu ngầm có thể chưa được đưa ra khỏi cảng đã bị bắn chìm.

Tóm lại, cho dù máy bay chiến đấu, tàu chiến của hải quân Việt Nam mua của Nga được triển khai toàn bộ thì hải quân Việt Nam cũng không thoát khỏi phạm trù hải quân tác chiến-phòng thủ gần bờ. Đây cũng là khó khăn của hải quân Việt Nam, một lực lượng lấy tàu hộ vệ làm tàu chủ lực của biên đội tác chiến trên biển.

Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P của Việt Nam, mua của Nga

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP