Hương Khê

Đừng vội quy kết ảnh hưởng danh dự, quyền lợi công dân

Việc ngôi nhà gỗ 5 gian 2 tầng, trị giá 4 tỉ đồng của ông Nguyễn Kim Chính, Giám đốc Công ty THHH Tân Xuân Quyền, ở xóm 2, xã Phú Phong, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, thế chấp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Hương Khê ngày 29/11/2012, để vay 2,8 tỉ đồng, trong Hợp đồng tín dụng số 18/2012 đề nghị vay 11 tỉ đồng, tháo dỡ khi chưa được sự đồng ý phía ngân hàng đang gây xôn xao dư luận.

Qua trao đổi với cán bộ Công an huyện Hương Khê, được biết: Ngày 17/9/2014, Công ty TNHH Tân Xuân Quyền tháo dỡ ngôi nhà gỗ đã báo cáo UBND xã Phú Phong, các cơ quan chức năng. Sau khi nhận được thông tin, Công an huyện cử cán bộ phụ trách địa bàn xã Phú Phong phối hợp với Công an xã Phú Phong có mặt bảo đảm an ninh trật tự.

ht24h

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Hương Khê ngày 30/9/2014, lãnh đạo 3 cơ quan (Viện KSND, Công an, TAND huyện) cùng Ban Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT Hương Khê họp xác định: Đây là vụ việc phát sinh từ hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng NN&PTNT Hương Khê với Công ty TNHH Tân Xuân Quyền; thời hạn để thanh toán và thanh lí hợp đồng đến ngày 29/11/2014 mới hết hạn, cán bộ Ngân hàng chưa làm hết trách nhiệm của mình khi doanh nghiệp nợ lãi trên 4 tháng và sự việc phát sinh qua hợp đồng, do đó Ngân hàng NN&PTNT huyện có trách nhiệm phối hợp với Công ty TNHH Tân Xuân Quyền để giải quyết thông qua thỏa thuận giữa 2 bên theo hợp đồng đã được kí kết hoặc khởi kiện ra TAND huyện để giải quyết tranh chấp; TAND huyện có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật.

Ông Nguyễn Kim Chính, Giám đốc Công ty THHH Tân Xuân Quyền cho biết: Ngôi nhà gỗ 5 gian 2 tầng thế chấp ngân hàng không niêm phong, cất trong kho nên tôi nghĩ như cái bàn, cái tủ…, bán rồi trả nợ là được. Không ngờ tôi bán thì ngân hàng làm um, gọi cán bộ, công an xã đến làm mất uy tín, danh dự, thể diện của gia đình. Tài sản tôi cầm cố nhiều gấp đôi tiền vay, không phải như một số doanh nghiệp khác trên địa bàn, thế chấp không đủ số tiền vay, quá hạn lâu rồi Ngân hàng có đòi đâu.

Tại Điều 4: Xử lí tài sản, trong hồ sơ hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba có ghi rõ, bên A được xử lí tài sản khi bên C không còn khả năng trả nợ, mọi khoản nợ của bên C tại bên A chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn và tài sản đã thế chấp của bên B sẽ được xử lí để thu nợ. Vậy, ông Nguyễn Công Lợi, Giám đốc và cán bộ Ngân hàng NN&PTNT Hương Khê có quyền thu hồi nợ, mà không xử lí để xảy ra sự cố đáng tiếc. Mặt khác, cán bộ Ngân hàng NN&PTNT Hương Khê vẫn ung dung cầm cố, cho vay tài sản hàng tỉ đồng không có cơ quan thẩm định chất lượng gỗ “dổi”, vật thể không “gắn liền” với đất, tạm ở trên đất, đến hạn đảo khế không thu gốc, bên B và C không trả tiền lãi nhiều tháng qua, nhưng không theo dõi, kiểm tra, làm đúng theo phương thức xử lí tài sản, tạo cơ hội mua bán, dịch chuyển cho người cầm cố. Khi sự việc xảy ra không có văn bản xử lí kịp thời đúng theo hợp đồng 3 bên, còn trách cứ, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, danh dự, phẩm chất cơ quan, cá nhân khác.

Để tránh tiền lệ nợ xấu như những năm trước đã xảy ra ở một số ngân hàng, cấp cơ sở tuyến huyện tại tỉnh Hà Tĩnh như: Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh… người đứng đầu được thuyên chuyển, nhân viên bị giảm chế độ lương thưởng, khách hàng gánh thêm tiền lãi, Nhà nước thất thoát kinh tế… mong các cơ quan chức năng vào cuộc phân định đúng sai, nghiêm khắc xử lí đúng pháp luật.

 Bài, ảnh Trần Đông

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP