Vũ Quang

Xây ‘cầu quan’ tại Hà Tĩnh: Nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ

Sáng 13/ 8, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng Cục Đường bộ VN cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với các cơ quan tỉnh Hà Tĩnh về vấn đề cầu treo Khe Tây, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh).

Xây 'cầu quan' tại Hà Tĩnh: Nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ - Ảnh 4

Phó Tổng cục đường bộ Việt Nam trả lời các câu hỏi của PV

Theo đó, buổi thực tế và làm việc của đoàn công tác được triển khai dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Báo cáo sai sự thật

Đầu tháng 1/2015, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã phát động chương trình “Nhịp cầu yêu thương”, nhằm kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài ngành ủng hộ vốn xây dựng cầu treo, cầu dân sinh tại vùng sâu, vùng xa của 50 tỉnh thành trên cả nước, với số lượng lên đến 4.145 cầu và cần khoảng hơn 8.300 tỷ đồng.

Riêng tại tỉnh Hà Tĩnh, Bộ GTVT đã phê duyệt cho 4 chiếc cầu. Hai cái ở huyện Vũ Quang là cầu Khe Tây (xã Sơn Thọ) và cầu chợ Quánh (xã Hương Thọ); Ở Hương Khê có hai cái là cầu Hương Giang và cầu Hương Lâm.

Mới đây, theo phản ánh của báo chí, một số vấn đề liên quan đến cây cầu Khe Tây, thuộc xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang – một cầu nằm trong dự án – đã gây bức xúc cho dư luận cả nước, cũng như các nhà đầu tư vốn.

Không biết quá trình khảo sát lấy ý kiến địa phương như thế nào mà chủ đầu tư đã đặt cầu ở vị trí không cần thiết và chạy thẳng vào nhà ông chủ tịch xã. Một số người dân nói rằng, đây là cây “cầu quan”, nghĩa là dành riêng cho ông “quan” xã. Đứng từ bên này cầu nhìn sang chỉ thấy có hai hộ dân sinh sống, trong khi cây cầu được đầu tư xây dựng tới 3,5 tỷ đồng. Oái oăm hơn, chiếc cầu treo dân sinh trên được xây dựng ngay gần chiếc cầu liên thôn kiên cố, gây búc xúc trong dư luận.

Tại buổi làm việc sáng nay ,ông Nguyễn Khắc Hội, Chủ tịch UBND xã Sơn Thọ đã giải trình về việc không có chuyện xây dựng cầu tiền tỷ chỉ để phục vụ hai hộ dân như báo chí phản ánh.

Theo ông Hội, mục tiêu của dự án là phục vụ dân sinh và việc xây dựng cầu treo thực sự cần thiết, nhất là vào mùa mưa lũ. Quy hoạch xây dựng cầu của địa phương đã được tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt và có 26 hộ dân được hưởng lợi từ cây cầu này. Xây 'cầu quan' tại Hà Tĩnh: Nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ - Ảnh 1

Xây 'cầu quan' tại Hà Tĩnh: Nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ - Ảnh 2

Đoàn khảo sát thực tế tại cầu Khe Tây, xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) vào sáng 13/8

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, để đến cầu treo Khe Tây, các hộ dân ở đây phải đi qua hai lần khe nữa. Tại sao người dân nơi đây ngàn đời đi qua cây cầu cũ Cầu Gãy, giờ lại bỏ đường bê tông rộng rãi, leo lên rừng chặt cây, lội suối để lên cầu treo Khe Tây? Đó là một thực tế hết sức bất cấp mà đến nay người dân địa phương vẫn chưa được hưởng lợi.

Tin nhanh qua trao đổi, ông Nguyễn Quảng Hồng (37 tuổi), một hộ dân từng sống bên cầu Khe Tây cho biết: “Là một người dân không thuộc số những hộ dân được “dự họp”, chúng tôi giờ mà muốn đi qua cầu thì phải có đường. Nhưng, đường ở đâu? Nơi đây chỉ là một đồi núi hoang vu và phải qua một khe nữa mới đến được chỗ 19 hộ dân sinh sống”.

Đã có sự sắp đặt trước?

Trong cuộc họp trước đó, những hộ dân được mời đến tham dự cuộc họp đã phản ánh, họ không được hưởng lợi từ cây cầu “quan”. Tuy nhiên, tại buổi làm việc vào sáng nay (13/8) giữa Tổng cục đường bộ với các cơ quan ban ngành tỉnh Hà Tĩnh, những hộ dân này lại phản bác lại tất cả ý kiến trước đó họ đã phản ánh với báo chí và cho rằng báo chí đã thông tin sai sự thật. Xây 'cầu quan' tại Hà Tĩnh: Nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ - Ảnh 3

PV chất vấn tại buổi làm việc với Phó Tổng cục đường bộ Việt Nam và đoàn công tác

Trước sự bất nhất của các hộ dân, một phóng viên tham dự buổi làm việc bức xúc: “Chúng tôi đã về với người dân vào những ngày đầu và thật buồn khi hôm nay có nhiều hộ dân đã không giám phản ánh đúng sự thật? Tại sao chúng ta không vào tận nơi xem xét thực tế mà lại ngồi ở đây để nghe báo cáo trên lý thuyết?. Đây là một dự án dân sinh, việc đầu tiên là mang tính cấp bách. Vậy thử hỏi cầp bách ở chỗ nào? Tại sao làm cầu xong mới làm đường?”.

Nhiều câu hỏi được đưa ra để chất vấn tại buổi làm việc với Phó Tổng cục đường bộ: xoay quanh vấn đề: Liệu cây cầu đem vào sử dụng có thực sự khả thi, khi mà người dân nơi đây chủ yếu sản xuât nông nghiệp; Trọng tải của cầu có đảm bảo cho người dân vận chuyển hàng hóa khi qua cầu, bởi, thực tế trọng tải của cầu chỉ 0,5 tấn?

Có thể thấy rằng, tại buổi làm việc sáng nay, tất cả các giải trình của UBND xã Sơn Thọ, UBND huyện Vũ Quang và Sở Giao thông vận tải Hà Tĩnh, chưa đưa ra được một câu trả lời thỏa đáng và thuyết phục.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục đường bộ Việt Nam cho rằng, công trình đã thiết kế và quy hoạch đúng, đảm bảo tính phúc lợi cho nhân dân. Việc xây dựng cầu là theo chương trình của quốc gia còn để có đường đi thì chính quyền địa phương phải tự lo!.

Cũng theo Phó Tổng cục trưởng, vấn đề cầu Khe Tây ở xã Sơn Thọ mà chưa được làm rõ thì các tổ chức đầu tư, các chương trình dự án sẽ bị cắt giảm.

PVMT/ Người Đưa Tin

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP