Lao Động - Việc Làm

Xã Gia Hanh: Thực hiện tốt việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên

Xã Gia Hanh (tên gọi ngày nay của xã Nhân Lộc) nằm ở phía Tây của huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh là một địa bàn miền núi, giao thông đi lại khó khăn, nguồn thu nhập chính của người dân chủ yếu nhờ “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trên mấy thửa ruộng hay số đông thanh niên đi lao động phổ thông ở các thành phố.

Những năm gần đây, xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, chỉ đạo định hướng đào tạo nghề, lựa chọn ngành nghề đào tạo, hỗ trợ học nghề, cho vay vốn phát triễn kinh tế nên hiện nay trên địa bàn đã thu hút được nhiều lao động có tay nghề, nhân rộng nhiều mô hình làm ăn kinh tế giỏi, đời sống nhân dân đã được cải thiện đáng kể. Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Ban chấp hành đoàn xã tổ chức các đợt khảo sát, nắm bắt nhu cầu học nghề của đoàn viên thanh trên địa bàn, trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch, mở lớp đào tạo nghề theo ngành, nghề phù hợp; đồng thời, phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp. Năm 2010, Đoàn xã đã chủ động phối hợp với trường Trung cấp nghề số 5 (nay là trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh) tổ chức được một lớp nghề Hàn miễn phí cho 32 đoàn viên thanh niên chưa có tay nghề, kết thúc khoá học 100% học viên được cấp chứng chỉ nghề Hàn. Đến nay lực lượng lao động này đều phát huy tốt tay nghề,thu nhập cao, ở lại địa phương làm ăn, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Nhờ có chính sách hỗ trợ học nghề, cho vay vốn phát triễn kinh tế nên rất nhiều thanh niên đã tham gia, hoàn thành các lớp đào tạo nghề, mạnh dạn vay vốn để phát triễn, nhân rộng các mô hình làm ăn kinh tế giỏi. Điển hình như anh Nguyễn Hữu Quý; anh Nguyễn Minh Long; anh Nguyễn Tiếp; anh Phan Văn Dũng mở xưởng gò hàn cơ khí cho thu nhập từ 300 đến 400 triệu đồng/năm; anh Nguyễn Sỹ Khánh; Nguyễn Xuân Quát, Nguyễn Doãn Trí với mô hình trang trại chăn nuôi gà, lợn cho thu nhập từ 250 đến 350 triệu đồng /năm… Có thể thấy, hiệu quả của công tác đào tạo nghề được nâng lên rõ rệt, người học nghề đã tiếp cận được kiến thức chuyên môn, biết cách làm nghề, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp. Thống kê trong 3 năm (2010 – 2012) và 6 tháng đầu năm 2013, toàn xã có hơn 200 lao động được đào tạo nghề. Hiện tại Ban thường vụ đoàn xã Gia Hanh tiếp tục phối hợp với trường Cao Đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh tổ chức lớp lái máy xúc khóa I năm 2013 cho 28 đoàn viên thanh niên nông thôn, thời gian đào tạo 3 tháng, từ ngày 12 tháng 8 đến ngày 12 tháng 11 năm năm 2013, học xong cấp chứng chỉ nghề, giới thiệu học liên thông Trung cấp và Cao Đẳng nếu học viên có nguyện vọng. Ban thường vụ đoàn xã đang liên hệ với đại diện quản lý nhân sự và việc làm khu Công nghiệp Vũng Áng để giới thiệu việc làm cho 28 học viên khi đã tốt nghiệp. Một giờ học thực hành nguội lớp lái máy xúc


Thực tế cho thấy việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chiến lược lâu dài với mục tiêu giúp cho đối tượng này tiếp cận với nghề mới trên cơ sở làm kinh tế ngay tại địa phương, góp phần hoàn thành nhanh xây dựng nông thôn mới. Trong thời gian tới, xã sẽ tập trung các giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác dạy nghề cho lao động nông thôn như: Làm tốt công tác khảo sát nhu cầu học nghề; hoàn thiện, nhân rộng các mô hình đã thí điểm có hiệu quả, nghiên cứu xây dựng mô hình mới, có thể phối hợp với các doanh nghiệp và các trường dạy nghề đào tạo theo đơn đặt hàng, dạy nghề gắn với vùng chuyên canh…


Xuân Thiên – Viết Luận

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP